Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Với kinh nghiệm trồng chôm chôm nghịch vụ

Với kinh nghiệm trồng chôm chôm nghịch vụ
Ngày đăng: 22/09/2015

Ông Trần Văn Lợt (bên phải) - nông dân sản xuất giỏi xã Sơn Định.

Chính vì mạnh dạn thay đổi cây trồng, chọn giống đúng, xử lý nghịch vụ đúng kỹ thuật nên năm 2013, thu nhập từ 6 công chôm chôm, trừ chi phí còn lãi 78 triệu đồng, năm 2014, trừ chi phí còn lãi 110 triệu đồng.

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng chôm chôm nghịch vụ, ông Trần Văn Lợt, ấp Tân Thới, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, cho biết:

“Ban đầu, tôi được gia đình cho 4 công đất lúa nhưng nhiều năm sản xuất bấp bênh, lợi nhuận không cao, mỗi năm chỉ lời vài triệu đồng. Năm 1986, tôi bắt đầu lên vườn trồng cây ăn trái, trong đó cây nhãn là chính.

Để lấy ngắn nuôi dài, tôi trồng xen chuối già, khoai mì, kết hợp chăn nuôi heo. Năm 1992, sau khi tích lũy được một số vốn, gia đình tôi mua thêm 2.000m2 đất lúa rồi tiếp tục lên vườn trồng chôm chôm vì hiệu quả kinh tế vườn cao hơn nhiều lần so với lúa.

Sau 3 năm, trồng cùng với học hỏi kinh nghiệm cho trái nghịch vụ, thu hoạch rất khả quan.

Thấy trồng chôm chôm nghịch vụ hiệu quả cao, tôi lại quyết định chuyển toàn bộ 4 công đất nhãn sang trồng chôm chôm Thái và chôm chôm đường. Bởi 2 loại giống này có nhiều triển vọng từ thực tế năng suất cũng như đầu ra ổn định, giá có phần cao hơn các giống khác”.

Sau 4 năm trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn cây của ông Lợt bắt đầu cho trái. Nhờ thường xuyên xem báo, nghe đài, dự các lớp tập huấn kỹ thuật về chôm chôm trong và ngoài tỉnh, ông đã tích lũy và không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu cặn kẽ quy trình kỹ thuật ra hoa, cho trái nghịch vụ với loại cây trồng này.

Trong quá trình trồng, ông thấy chôm chôm Thái cũng khó tính, rất mẫn cảm với thời tiết, sâu bệnh và đòi hỏi người trồng cần phải cần mẫn, chịu khó học hỏi mới có hiệu quả.

Đặc biệt, nếu canh tác riêng lẻ thì không ổn, không có đủ kinh nghiệm trong sản xuất.

Do vậy, ông trực tiếp bàn thảo với nhiều nhà vườn khác cùng loại cây trồng thành lập tổ hợp tác chôm chôm. Tổ đã hình thành với nhiều thành viên khác tham gia, rồi dần dà mở rộng hoạt động.

Ngoài tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc, xử lý ra hoa vụ nghịch, tổ còn tranh thủ tổ chức cho hội viên tham quan, học hỏi thực tế kinh nghiệm ở nhiều mô hình khác trong và ngoài tỉnh, tổ chức hội thảo đầu bờ về những vấn đề có liên quan đến cây chôm chôm.

Điều rất thành công là tổ liên kết sau thời gian tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất đã được cơ quan chuyên ngành công nhận đạt chuẩn VietGAP, hiện đang chuẩn bị các thủ tục cần thiết để thành lập hợp tác xã.

Theo ông Lợt, trồng bất cứ loại cây nào, trước tiên nên nghiên cứu thật kỹ về điều kiện đất đai, xem cây trồng có thích hợp không. Khâu chọn giống cực kỳ quan trọng, vì là cây trồng lâu năm nếu chọn giống không đúng sẽ mất nhiều thời gian đốn bỏ, trồng lại. Khi cây trồng phát triển, cần chú ý nên xử lý nghịch vụ thì giá bán mới cao.

Chính vì mạnh dạn thay đổi cây trồng, chọn giống đúng, xử lý nghịch vụ đúng kỹ thuật nên năm 2013, thu nhập từ 6 công chôm chôm, trừ chi phí còn lãi 78 triệu đồng, năm 2014, trừ chi phí còn lãi 110 triệu đồng.

“Để tạo ra sản phẩm đạt số lượng, chất lượng cao, giảm chi phí đầu tư, điều quan trọng là phải áp dụng nguyên tắc “4 đúng” vào sản xuất, thường xuyên cập nhật, tiếp cận khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, phải tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, tham quan mô hình thực tế nhiều nơi để so sánh, đúc kết kinh nghiệm áp dụng vào vườn mình.

Lưu ý, hiện nay thời tiết ngày càng diễn biến bất thường, có nhiều tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đặc biệt là tác động trực tiếp đến quá trình xử lý chôm chôm ra hoa nghịch vụ cũng như khả năng đậu trái nên nhà vườn không được chủ quan” - ông Lợt nhắn nhủ.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ Phú Yên Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất nhỏ phát triển đã làm suy giảm mạnh nguồn lợi, hiệu quả khai thác. Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững được kỳ vọng góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

01/10/2014
Thêm Hướng Đi Mới Cho Thủy Sản An Giang Thêm Hướng Đi Mới Cho Thủy Sản An Giang

Đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm tăng thêm giá trị kinh tế cho nông hộ và ngành Thủy sản là một hướng đi đúng, nhưng xét trên phương diện nuôi để xuất khẩu, trong thời gian dài, An Giang chỉ “độc nhất” có con cá tra, trong khi các loại thủy sản khác có tiềm năng rất lớn.

01/10/2014
Nuôi Nghêu Ở Xã Phú Hải (Hải Hà) Niềm Vui Được Mùa Chưa Trọn Vẹn Nuôi Nghêu Ở Xã Phú Hải (Hải Hà) Niềm Vui Được Mùa Chưa Trọn Vẹn

Từ năm 2000 đến nay, nuôi nghêu thương phẩm đã giúp người dân Phú Hải có thu nhập ổn định, đời sống ngày một khấm khá. Tuy nhiên, người nuôi nghêu ở đây vẫn còn không ít nỗi băn khoăn, lo lắng…

01/10/2014
Chứng Nhận Nhóm Hướng Đi Mới Cho Hộ Nuôi Nhỏ Lẻ Chứng Nhận Nhóm Hướng Đi Mới Cho Hộ Nuôi Nhỏ Lẻ

Chứng nhận nhóm mở ra hướng đi mới cho các hộ nuôi thủy sản nhỏ đạt được các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế. Tuy nhiên, để áp dụng và mở rộng mô hình đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều công việc và vượt qua không ít thách thức.

01/10/2014
Nhiều Hộ Chăn Nuôi Xây Hầm Biogas Theo Thiết Kế Mới Nhiều Hộ Chăn Nuôi Xây Hầm Biogas Theo Thiết Kế Mới

Được thiết kế theo hệ thống khép kín, khí gas sau khi qua điều áp dẫn thẳng vào bếp gas, có van khoá an toàn nên không bị rò rỉ và không có mùi hôi.

01/10/2014