Ngư Dân An Giang Trúng Đậm Nhiều Cá Bông Lau Bạc Triệu
Từ tết đến nay, nhiều ngư dân đánh lưới cá bông lau trên sông Hậu, đoạn cồn Bà Hòa và vàm Chắc Cà Đao (An Giang) bắt được nhiều cá bông lau to bán được bạc triệu.
Sáng 8/2, xuồng lưới của anh Phạm Văn Phúc ở cồn Bà Hòa (ấp Thạnh Nhơn, xã Bình Thạnh, Châu Thành) bắt được con cá bông lau nặng 4,9kg, cân cho tiểu thương ở bến Củi, chợ An Châu (thị trấn An Châu) giá 200.000 đồng/kg, được 980.000 đồng.
Trước đó, rạng sáng mùng 3 tết, đánh lưới ở đuôi cồn Bà Hòa anh Phúc cũng bắt được con cá hô nặng 7,7kg và con cá sửu 9kg bán cho thương lái được gần 2 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tiền, tiểu thương mua cá bông lau tại bến Củi cho biết, cao điểm từ 28 tháng Chạp đến nay, đêm nào cũng có khoảng 20-30 xuồng đánh lưới bắt được cá bông lau to, con lớn nặng đến 8kg, con nhỏ nhất cũng 4kg.
Theo chị Tiền, mùa đánh bắt cá bông lau đúng dịp Tết Nguyên đán nên ngư dân bán cá được giá cao. Chị cân cá của ngư dân rồi chở xuống chợ Bình Khánh, TP. Long Xuyên cắt khúc bán lẻ. Khúc nạc bán giá 250.000 đồng/kg, còn khúc bụng, đầu và đuôi giá 200.000 đồng/kg vẫn luôn hút hàng.
Anh Phúc cho biết đoạn sông Hậu xuất hiện nhiều cá bông lau to dịp tết là từ đuôi cồn Bình Thủy (Châu Phú) xuống tới cồn Bà Hòa và từ vàm Chắc Cà Đao đến đầu cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên). Ở hai đoạn sông này có khoảng 50-60 xuồng lưới đánh bắt cá bông lau của ngư dân thị trấn An Châu, xã Bình Hòa, An Hòa, Bình Thạnh (Châu Thành) và xã Nhơn Mỹ (Chợ Mới).
Những ngư dân có kinh nghiệm trong nghề dự đoán con nước mùng 10 và con nước 25 tháng Giêng này là cao điểm xuất hiện cá bông lau ở các con sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao. Do đó, có khả năng nhiều xuồng lưới đánh cá bông lau sẽ kiếm được bạc triệu trong những ngày tới.
Có thể bạn quan tâm
Hến biển có tên khoa học là Scirpus littoralis Schrab (theo sách phân loại của Phạm Hoàng Hộ, quyển III, tập 2, trang 633, NXB Mekong, 1993) nông dân huyện Đông Hải, Giá Rai (Bạc Liêu) gọi là Cỏ Năng Tượng
Theo Trạm Thủy sản số 2 (thuộc Chi cục Thủy sản), hiện trên địa bàn huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có 70 hộ ương nghêu giống với tổng diện tích ao ương khoảng 110 ngàn m2, tăng gần 30 ngàn m2 so với năm 2011. Trong đó, có 30 hộ với 45 ngàn m2 ương giống từ nguồn nghêu có nguồn gốc Cà Mau, diện tích còn lại khoảng 65 ngàn m2 các hộ chuẩn bị dùng để ương giống tự nhiên tại chỗ.
Như NNVN vừa phản ánh ngày 26/3, nhiều hộ dân trồng khoai mỡ ở Thạnh Hoá, Long An đang lâm cảnh vô cùng điêu đứng vì sau khi phun thuốc trừ cỏ hiệu Misaron 80WP (do Hoa Binh Agrochem Corp - trụ sở tại Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Hà Nội cung ứng) làm khoai cháy lá và chết rụi. Hiện, PV NNVN tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp khác lâm cảnh tương tự do cơ quan chức năng cung cấp.
Dịch chổi rồng chưa có dấu hiệu giảm bớt trên các vườn nhãn thì trong thời gian qua hơn 250 ha sapôchê (hồng xiêm) ở các địa phương khu vực ven sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang lại bị rệp phấn trắng gây hại nghiêm trọng
Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả.