Ngư Dân An Giang Trúng Đậm Nhiều Cá Bông Lau Bạc Triệu

Từ tết đến nay, nhiều ngư dân đánh lưới cá bông lau trên sông Hậu, đoạn cồn Bà Hòa và vàm Chắc Cà Đao (An Giang) bắt được nhiều cá bông lau to bán được bạc triệu.
Sáng 8/2, xuồng lưới của anh Phạm Văn Phúc ở cồn Bà Hòa (ấp Thạnh Nhơn, xã Bình Thạnh, Châu Thành) bắt được con cá bông lau nặng 4,9kg, cân cho tiểu thương ở bến Củi, chợ An Châu (thị trấn An Châu) giá 200.000 đồng/kg, được 980.000 đồng.
Trước đó, rạng sáng mùng 3 tết, đánh lưới ở đuôi cồn Bà Hòa anh Phúc cũng bắt được con cá hô nặng 7,7kg và con cá sửu 9kg bán cho thương lái được gần 2 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tiền, tiểu thương mua cá bông lau tại bến Củi cho biết, cao điểm từ 28 tháng Chạp đến nay, đêm nào cũng có khoảng 20-30 xuồng đánh lưới bắt được cá bông lau to, con lớn nặng đến 8kg, con nhỏ nhất cũng 4kg.
Theo chị Tiền, mùa đánh bắt cá bông lau đúng dịp Tết Nguyên đán nên ngư dân bán cá được giá cao. Chị cân cá của ngư dân rồi chở xuống chợ Bình Khánh, TP. Long Xuyên cắt khúc bán lẻ. Khúc nạc bán giá 250.000 đồng/kg, còn khúc bụng, đầu và đuôi giá 200.000 đồng/kg vẫn luôn hút hàng.
Anh Phúc cho biết đoạn sông Hậu xuất hiện nhiều cá bông lau to dịp tết là từ đuôi cồn Bình Thủy (Châu Phú) xuống tới cồn Bà Hòa và từ vàm Chắc Cà Đao đến đầu cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên). Ở hai đoạn sông này có khoảng 50-60 xuồng lưới đánh bắt cá bông lau của ngư dân thị trấn An Châu, xã Bình Hòa, An Hòa, Bình Thạnh (Châu Thành) và xã Nhơn Mỹ (Chợ Mới).
Những ngư dân có kinh nghiệm trong nghề dự đoán con nước mùng 10 và con nước 25 tháng Giêng này là cao điểm xuất hiện cá bông lau ở các con sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao. Do đó, có khả năng nhiều xuồng lưới đánh cá bông lau sẽ kiếm được bạc triệu trong những ngày tới.
Related news

Năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy thị trường của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng tăng, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều, các yêu cầu, điều kiện ngày càng khắc khe... nhưng DN xuất khẩu cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới.

Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất (27%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,4%) nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.

Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) cho biết: Lô hàng cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được bán đấu giá tại Trung tâm Đấu giá thành phố Osaka (Nhật Bản) vào sáng 2.2, với giá bình quân 1.000 JPY/kg (khoảng 190.000 đồng/kg).

Phần lớn, cá ngừ của Việt Nam được xuất khẩu ở dạng đã qua chế biến, làm hàng đông lạnh thay vì làm hàng chất lượng cao, xuất khẩu nguyên con trực tiếp nên giá trị thu về không cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản còn phải nhập khẩu tới 50% nguyên liệu về để chế biến nên khó có thể chủ động trong nguồn hàng cũng như ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm.