Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lối ra phải hình thành từ vùng sản xuất lớn

Lối ra phải hình thành từ vùng sản xuất lớn
Ngày đăng: 28/07/2015

Cánh đồng lớn, lời giải cho nông dân sản xuất nhỏ

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, chuyên gia nông nghiệp đã chỉ ra cụ thể những yếu kém mang tính “hạ tầng”: Hệ thống máy móc thiết bị sau thu hoạch như máy sấy, kho tàng dùng bảo quản tồn trữ, chế biến lương thực còn nhiều bất cập chưa đảm bảo yêu cầu, tổn thất khâu thu hoạch và sau thu hoạch lúa còn rất cao. Các phụ phẩm trong sản xuất lúa như rơm, trấu,… chưa tận dụng hết, còn lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Việt Nam đã tham gia xuất khẩu gạo trên 20 năm, hệ thống kinh doanh lương thực đã được xã hội hóa nhưng hoạt động hiệu quả chưa cao, nhất là trong xuất khẩu, gạo Việt Nam chưa có thương hiệu nên giá trị không cao, sức cạnh tranh còn thấp.

Thực tế, mô hình sản xuất cánh đồng lớn (CĐL) đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều nhược điểm đã bộc lộ sau khoảng 5 năm hình thành. Song, các chuyên gia lúa gạo cho rằng, mô hình CĐL là một mô hình tốt, cần được nghiên cứu thấu đáo từ lý luận. Đặc biệt là từ thực tiễn sôi động và phong phú của sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL để tránh làm theo phong trào, tiếp tục hoạch định cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đúng hướng, bền vững. Thực tiễn vừa qua ở ĐBSCL cho thấy, sản xuất lúa gạo trong CĐL vẫn tồn tại nhiều bất ổn, cần được tiếp tục tháo gỡ để hoàn thiện. Những thách thức và vướng mắc của mô hình này vượt ngoài tầm nỗ lực của một vài doanh nghiệp liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Những thách thức lớn hơn từ đồng ruộng mà CĐL đang đối mặt là mâu thuẫn giữa mục tiêu xây dựng đội ngũ nông dân hiện đại, chuyên nghiệp với thực trạng thu nhập thấp của lao động nông nghiệp hiện nay. Nó đang đòi hỏi sự chuyển đổi căn bản, toàn diện và cần những cải cách mạnh mẽ hơn nữa từ cơ chế, chính sách đồng bộ gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh và thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới.

“Những bất ổn nội tại của CĐL là liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp vẫn lỏng lẻo. Chuyện “bẻ kèo” khi thị trường có biến động đã diễn ra ở cả hai phía doanh nghiệp lẫn nông dân mà bên thiệt hại không thể làm gì được, bởi hiện không có quy định pháp luật cụ thể để xử lý. Doanh nghiệp đầu tư, ứng giống cho nông dân khi bị “xé hợp đồng” không biết kêu ai. Ngược lại, để đáp ứng điều kiện được xuất khẩu gạo, có xu hướng doanh nghiệp hợp thức hóa việc liên kết xây dựng vùng nguyên liệu hơn là quyết tâm hợp tác thực sự, doanh nghiệp “quay lưng” với nông dân khi giá gạo xuống thấp” - ông Trần Hữu Hiệp chỉ ra những mâu thuẫn đang phát sinh. Thực tế đang cần một cơ chế pháp lý và xử lý theo luật hợp đồng liên kết để bảo vệ các quan hệ mới một cách hữu hiệu qua CĐL. Nhìn rộng ra là cơ chế pháp lý về liên kết vùng ĐBSCL, trong đó có liên kết doanh nghiệp và nông dân.

Các chuyên gia lúa gạo cho rằng, thị trường vẫn là khâu quyết định cho chuỗi giá trị gạo. Sản xuất chỉ dựa vào công suất nhà máy sẽ đem lại rủi ro lớn. Tổ chức sản xuất khép kín theo chuỗi giá trị, từ khâu giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến ra gạo thành phẩm: Từ lý thuyết (kế hoạch) cho tới tổ chức thực tiễn còn rất nhiều diễn biến không thể trù tính hết, nếu không biết phân tán rủi ro, biết dựa vào sức dân, thì kết quả kinh doanh lỗ là điều không tránh khỏi.

Mô hình chuỗi giá trị gạo, gắn nhà máy chế biến với tổ chức CĐL (một số doanh nghiệp đang thực hiện), muốn thành công cần phải lộ trình, từng bước, từ thấp đến cao, không nóng vội, không theo phong trào, mà phải tỉnh táo dựa vào thực lực, nội tại của từng doanh nghiệp (nhân lực, vốn), có những bước đi thích hợp. Phân kỳ đầu tư không đúng, chi phí nội tại quá lớn, đánh giá không đúng tình hình, dẫn đến lỗ kéo dài, không có nguồn bù lỗ, mô hình sẽ “tê liệt”!

Xác lập chuỗi giá trị sản xuất lúa - gạo

Trong khi đó, có ý kiến cho rằng trong sản xuất lúa, gạo hiện nay điều quan trọng là: cần có chính sách tách biệt hẳn các hệ thống và chiến lược xuất khẩu gạo mang tính “chính trị - xã hội” và tính thương mại để có chính sách rõ ràng. Phân biệt giữa hai mục tiêu để tăng cường hỗ trợ nhóm thực hiện mục tiêu chính trị - xã hội, giải phóng một phần gánh nặng để tăng lợi nhuận, đồng thời nâng cao trách nhiệm cho nhóm thương mại. Do tính chất “nhạy cảm” của vấn đề an ninh lương thực nên một số doanh nghiệp đang bị đặt vào tình thế ngày càng khó khăn khi phải theo đuổi cả hai mục tiêu thương mại và xã hội, phục vụ và kiếm lời mà họ lại chưa được chuẩn bị tốt để làm tốt những mục tiêu này.

Thương mại hóa ngành sản xuất lúa gạo, đặc biệt là hiện đại hóa chuỗi giá trị hạt gạo, bao gồm đổi mới thể chế, cải tiến công nghệ, ứng dụng ngày càng nhiều hơn các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, hướng đến sản xuất bền vững hơn với môi trường, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Khả năng cạnh tranh của ngành phải xây dựng trên cơ sở hiệu quả và đổi mới, chứ không phải trên thù lao giá rẻ cho nông dân hay phong trào xây dựng CĐL. Vì vậy, khi triển khai mô hình CĐL phải được xây dựng trên một quy hoạch sản xuất lúa được tiếp cận theo lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh vùng. Cần áp dụng phân vùng theo không gian, có chính sách hỗ trợ khác nhau ở “vùng lõi”, “vành đai” và các khu vực trồng lúa bình thường khác, có xem xét mục tiêu sản xuất lúa cho an ninh lương thực hay lúa hàng hóa.

Các chuyên gia lúa gạo khá đồng quan điểm khi cho rằng, sản xuất nông nghiệp theo phương thức CĐL là xu thế tất yếu của nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Chỉ có hình thức sản xuất này chúng ta mới chủ động kiến tạo các vùng nguyên liệu đặc thù, chủ động áp dụng kỹ thuật trong cùng một thời điểm với quy mô diện tích gieo trồng lớn. Đồng thời chủ động khắc phục những điểm yếu của nông sản Việt Nam cắt bỏ bớt những chi phí bất hợp lý trong sản xuất mà những chi phí này làm tăng giá thành sản xuất và giảm bớt thu nhập của người nông dân sản xuất nông nghiệp. Việc áp dụng mô hình “chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp” sẽ giúp nông dân tăng thu nhập, giúp cho mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thêm bền vững và như vậy “cánh đồng lớn” sẽ được phát triển cả về lượng và chất lượng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Chim Yến Trong Khu Dân Cư Lắm Điều Rắc Rối Nuôi Chim Yến Trong Khu Dân Cư Lắm Điều Rắc Rối

Gần đây, chim yến đua nhau bay về Bạc Liêu cư ngụ. Nhiều người dân ở đây đã “thức thời” xây nhiều nhà cao tầng, dẫn dụ yến về làm tổ nhằm khai thác nguồn lợi từ loài chim này. Từ đó, kéo theo biết bao sự phiền toái, khổ sở cho những hộ dân ở gần khu vực nuôi yến.

06/08/2013
Trồng Đậu Xanh Cao Sản Trồng Đậu Xanh Cao Sản

Bà con 2 thôn Phú Sơn Nam và Phú Sơn 1, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) đang thu hoạch đợt cuối vụ đậu xanh cao sản, lần đầu tiên đưa vào SX trên vùng đất khô hạn theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong vòng 70 ngày kẻ từ khi tra hạt, đậu cho năng suất hơn 2 tấn/ha. Với giá 22 nghìn đồng/kg, người trồng thu hơn 40 triệu đồng/ha, cao gần gấp 2 lần trồng lúa.

06/08/2013
Ứng Dụng Phương Pháp Mới Tạo Tán Vườn Cao Su Ứng Dụng Phương Pháp Mới Tạo Tán Vườn Cao Su

Công ty TNHH một thành viên Cao su Quảng Nam vừa tổ chức triển khai phương pháp tỉa chồi có kiểm soát và tạo tán cho vườn cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản. Đây là lần đầu tiên đơn vị áp dụng kỹ thuật mới này.

06/08/2013
Tăng Cường Kiểm Soát An Toàn Thực Phẩm Gạo Tăng Cường Kiểm Soát An Toàn Thực Phẩm Gạo

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT về việc tăng cường các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh gạo, giá đậu trên thị trường.

06/08/2013
Định Hướng Chiến Lược Nuôi Tôm Nước Lợ Bền Vững Tại Việt Nam Định Hướng Chiến Lược Nuôi Tôm Nước Lợ Bền Vững Tại Việt Nam

Ngày 6/8/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo với chủ đề “Định hướng chiến lược nuôi tôm nước lợ bền vững tại Việt Nam”. Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Thanh Dũng, cùng đông đảo các nhà khoa học trong, ngoài nước và đại diện của hơn 30 tỉnh, thành phố có diện tích thả nuôi tôm nước lợ trong cả nước.

07/08/2013