Xuất khẩu gạo tiếp tục giảm cả lượng và giá

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Giá gạo xuất khẩu bình quân nửa đầu năm đạt 431,16 USD/tấn, giảm 4,64% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm với hơn 38% thị phần. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước với mức giảm lần lượt là hơn 9% về khối lượng và 13,25% về giá trị.
Đáng chú ý nhất là thị trường Malaysia có sự tăng trưởng đột biến trong 6 tháng đầu năm, tăng gấp 2,3 lần về lượng và gấp 2 lần về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 8,36% thị phần.
Tại thị trường trong nước, nhu cầu đối với gạo Việt Nam vẫn ở mức thấp, Trung Quốc chỉ thu mua với khối lượng nhỏ. Lúa hè thu sớm mới thu hoạch không thu hút được thương lái do chất lượng thấp, không đảm bảo để chế biến gạo xuất khẩu.
Diễn biến giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL trong 20 ngày đầu tháng 7 như sau: Đối với lúa vụ hè thu, lúa ướt chủng loại IR50404 tại An Giang giảm 100 đ/kg, từ 4.100 đ/kg xuống còn 4.000 đ/kg, lúa khô cùng chủng loại Vĩnh Long giảm từ 4.800 đ/kg xuống còn 4.700 đ/kg. Đối với lúa đông xuân, lúa chất lượng cao tại Bạc Liêu ổn định ở mức 5.200 – 5.300 đ/kg (lúa khô).
Tại Kiên 14 Giang, lúa tẻ thường có thời điểm tăng lên 5.300 đ/kg sau đó giảm trở lại mức 5.200 đ/kg như đầu tháng; trong khi lúa dài tăng 200 đ/kg, từ 5.700 đ/kg lên 5.900 đ/kg (lúa khô).
Phát biểu tại Hội nghị đánh giá việc thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt mới đây, ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết: Thời gian qua, Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã được ráo riết triển khai.
Theo đó, ngành lúa gạo đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến, mở rộng thị trường..., tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục.
Điển hình là tỷ lệ gạo có chất lượng cao còn thấp đặc biệt là vùng ĐBSCL, giá thành sản xuất tương đối cao ( trên 4.000đ/kg) nên sản phẩm khó cạnh trạnh trên thị trường. Nguyên nhân là do việc sử dụng giống chất lượng cao còn ít, chi phí giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao.
Ngoài ra, tỷ lệ diện tích thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đạt thấp, thị trường tiêu thụ lúa gạo không ổn định, thu nhập của người sản xuất chưa cao, ngành hàng sản xuất lúa gạo chưa bền vững...
Có thể bạn quan tâm

Từ giữa tháng 2 đến nay, giá tôm hùm giống ở Khánh Hòa bắt đầu hạ nhiệt, hiện dao động ở mức từ 200-210 ngàn đồng/con.

Nhu cầu trên thị trường thế giới chịu ảnh hưởng của nguồn cung khan hiếm đã tác động mạnh lên giá tôm trong suốt năm 2013 và xu hướng này hiện vẫn đang duy trì.

Năng suất hồ tiêu Phú Quốc bình quân đạt 3-4 tấn/ha, cá biệt có những hộ chăm sóc tốt đạt 6-7 tấn/ha. Với giá như hiện nay, nông dân trồng tiêu ở Phú Quốc có thu nhập từ 150-200 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí đầu tư.

Miền Trung, Tây Nguyên đang bước vào đợt nắng gay gắt và khô hạn kéo dài. Thiếu nước, chân ruộng khô nứt nẻ. Lúa gieo sạ đến kỳ làm đòng, trổ bông nhưng vẫn cứ trơ trơ. Hàng ngàn hécta mía, cà phê khô héo; nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào…

Do hệ thống cấp thoát nước yếu kém và không có ao lắng, nên vào những ngày này bà con ngư dân nuôi trồng thủy sản gặp không ít khó khăn trong lấy nước vào hồ để chuẩn bị cho vụ nuôi mới.