Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghị Định 36 Hướng Đến Sản Phẩm Chất Lượng

Nghị Định 36 Hướng Đến Sản Phẩm Chất Lượng
Ngày đăng: 30/12/2014

Từ ngày 1/1/2015, Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra sẽ có hiệu lực.

Tuy nhiên đến nay, một số doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn về quy định độ ẩm và tỷ lệ mạ băng tại nghị định này gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và có nguy cơ phải đóng cửa.

Trả lời một số cơ quan báo chí về vấn đề này, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết: “Đối với Nghị định 36 về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, đúng là từ 1/1/2015 sẽ thực hiện một số quy định có liên quan đến tỷ lệ mạ băng và độ ẩm. Cụ thể, mạ băng không được quá 10%, độ ẩm ở trong cá không được quá 83%.

Khi Chính phủ ban hành nghị định này cũng đã cân nhắc rất nhiều và đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể như vậy để toàn ngành sản xuất, chế biến xuất khẩu cá tra theo hướng chúng ta cung cấp cho thị trường trong nước cũng như thế giới những sản phẩm có chất lượng.

Và bằng cách đó để nâng cao uy tín mặt hàng cá tra của nước ta. Đã có một thời gian, một số doanh nghiệp áp dụng rất nhiều các biện pháp để tăng độ ẩm, hàm lượng nước ở trong cá, rồi lại mạ băng thêm ở mức độ rất là cao, 20-30%, thậm chí nhiều hơn nữa.

Khi chúng ta nói độ ẩm 85% thì điều đó có nghĩa mua 1 kg cá về nó có 85% là cá, còn 15% là nước. Nếu mạ băng thêm 20%, người tiêu dùng mua 1 kg cá về thì chỉ 65% là cá, còn 35% là nước. Liệu chúng ta có nên bán sản phẩm gọi cá tra mà phần nhiều là nước như vậy không?

Chính cách làm như trước đây phần nào đã làm mất uy tín của sản phẩm rất độc đáo của nước ta. Nên khi Chính phủ ban hành nghị định này là để hướng tới đưa vào thị trường những sản phẩm có chất lượng. Bằng cách đó, nâng cao uy tín, nâng cao giá trị lâu dài cho ngành cá tra của nước ta.

Chính vì thế, tinh thần chúng tôi muốn đề nghị cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ chủ trương của Chính phủ để đạt được những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra. Còn có những khó khăn, vướng mắc, trong quá trình thực thi, chúng tôi sẽ bàn với cộng đồng doanh nghiệp để tìm ra những phương cách xử lý phù hợp nhất”.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Trồng Thuỷ Sản Ở Đầm Hà Phát Triển Từ Sự Đầu Tư Đúng Hướng Nuôi Trồng Thuỷ Sản Ở Đầm Hà Phát Triển Từ Sự Đầu Tư Đúng Hướng

Trong những năm vừa qua, hoạt động thuỷ sản trên địa bàn huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) phát triển khá đa dạng và phong phú. Từ nuôi trồng thuỷ sản cho đến khai thác thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của huyện, tạo việc làm và nâng cao đời sống của ngư dân.

27/02/2014
Xây Dựng Thương Hiệu Nếp Cái Hoa Vàng Xây Dựng Thương Hiệu Nếp Cái Hoa Vàng

Từ lâu, “tiếng” nếp cái hoa vàng vùng Đông Triều (Quảng Ninh) cho gạo thơm dẻo, đậm đà đã được nhiều người biết đến, ưu chuộng. Những năm gần đây, qua việc xây dựng thương hiệu “Nếp cái hoa vàng Đông Triều”, sản phẩm này càng được biết đến rộng rãi hơn trong nước; nhờ đó, đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa của địa phương.

27/02/2014
Trồng 8 Ha Atiso Vụ Sớm Trồng 8 Ha Atiso Vụ Sớm

Được biết trong năm 2014, huyện Sa Pa sẽ phấn đấu mở rộng thêm 25 ha cây Actiso, tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần hoàn thành tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

27/02/2014
Chanh Trĩu Quả Trên Đất Đồi Ở Quảng Ngãi Chanh Trĩu Quả Trên Đất Đồi Ở Quảng Ngãi

Giữa bốn bề keo lai, đồi chanh trĩu quả của ông Đàm Đại ở thôn Phước Hòa, xã Đức Phú (Mộ Đức - Quảng Ngãi) trở nên nổi bật. Nhờ vào gần 1ha chanh này mà ông Đại thu về hơn 100 triệu đồng mỗi năm.

27/02/2014
Nuôi lươn không bùn Nuôi lươn không bùn

Nằm trong con hẻm của thôn Tiến An, xã Tiến Thành (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), gia đình chị Nguyễn Thị Thu Sương đang quây quần bên tách trà trong buổi chiều muộn. Đây là gia đình nuôi thành công dự án “Lươn không bùn”.

09/04/2015