Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghị Định 36 Hướng Đến Sản Phẩm Chất Lượng

Nghị Định 36 Hướng Đến Sản Phẩm Chất Lượng
Publish date: Tuesday. December 30th, 2014

Từ ngày 1/1/2015, Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra sẽ có hiệu lực.

Tuy nhiên đến nay, một số doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn về quy định độ ẩm và tỷ lệ mạ băng tại nghị định này gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và có nguy cơ phải đóng cửa.

Trả lời một số cơ quan báo chí về vấn đề này, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết: “Đối với Nghị định 36 về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, đúng là từ 1/1/2015 sẽ thực hiện một số quy định có liên quan đến tỷ lệ mạ băng và độ ẩm. Cụ thể, mạ băng không được quá 10%, độ ẩm ở trong cá không được quá 83%.

Khi Chính phủ ban hành nghị định này cũng đã cân nhắc rất nhiều và đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể như vậy để toàn ngành sản xuất, chế biến xuất khẩu cá tra theo hướng chúng ta cung cấp cho thị trường trong nước cũng như thế giới những sản phẩm có chất lượng.

Và bằng cách đó để nâng cao uy tín mặt hàng cá tra của nước ta. Đã có một thời gian, một số doanh nghiệp áp dụng rất nhiều các biện pháp để tăng độ ẩm, hàm lượng nước ở trong cá, rồi lại mạ băng thêm ở mức độ rất là cao, 20-30%, thậm chí nhiều hơn nữa.

Khi chúng ta nói độ ẩm 85% thì điều đó có nghĩa mua 1 kg cá về nó có 85% là cá, còn 15% là nước. Nếu mạ băng thêm 20%, người tiêu dùng mua 1 kg cá về thì chỉ 65% là cá, còn 35% là nước. Liệu chúng ta có nên bán sản phẩm gọi cá tra mà phần nhiều là nước như vậy không?

Chính cách làm như trước đây phần nào đã làm mất uy tín của sản phẩm rất độc đáo của nước ta. Nên khi Chính phủ ban hành nghị định này là để hướng tới đưa vào thị trường những sản phẩm có chất lượng. Bằng cách đó, nâng cao uy tín, nâng cao giá trị lâu dài cho ngành cá tra của nước ta.

Chính vì thế, tinh thần chúng tôi muốn đề nghị cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ chủ trương của Chính phủ để đạt được những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra. Còn có những khó khăn, vướng mắc, trong quá trình thực thi, chúng tôi sẽ bàn với cộng đồng doanh nghiệp để tìm ra những phương cách xử lý phù hợp nhất”.


Related news

Tôm Chân Trắng Ấn Độ Thâm Nhập Vào Nhật Bản Và Thay Thế Tôm Sú Tôm Chân Trắng Ấn Độ Thâm Nhập Vào Nhật Bản Và Thay Thế Tôm Sú

Cho đến gần đây, tôm chân trắng phục vụ cho các nhà hàng sushi băng chuyền bình dân và trong các món ăn Trung Quốc chủ yếu được NK từ Thái Lan. Tuy nhiên, mùa thu năm nay, một số chuỗi siêu thị Nhật Bản đã bắt đầu kinh doanh các sản phẩm của Ấn Độ do lợi thế về kích cỡ và giá

Sunday. January 1st, 2012
Để Cây Cam Sành Phát Triển Một Cách Bền Vững Để Cây Cam Sành Phát Triển Một Cách Bền Vững

Cam sành là một trong những cây ăn trái chủ lực, thế mạnh của huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Do lợi nhuận khá cao từ cây cam sành, các hộ nông dân đã ồ ạt trồng cây cam sành. Việc phát triển cây cam sành một cách tự phát, sử dụng những giống cây trôi nổi, không theo quy hoạch đã làm cho dịch bệnh tràn lan, có nguy cơ sẽ xóa sổ cây cam sành trong vài năm tới. Do đó các ngành nông nghiệp tỉnh cùng các nhà khoa học và nông dân đang tìm giải pháp để khôi phục và phát triển cây cam sành.

Monday. September 24th, 2012
Khẩn Trương Phòng Trị Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Khẩn Trương Phòng Trị Sâu Cuốn Lá Hại Lúa

Tính đến ngày 15/4 đã có hơn 40 ngàn hecta nhiễm, trong đó có 17 ngàn hecta nhiễm nặng, khoảng 43 ngàn ha cần được phun thuốc phòng trừ. Các địa phương bị nặng nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên những ruộng cấy sớm, phát triển xanh tốt.

Sunday. July 15th, 2012
Dịch Bệnh Tôm Gia Tăng Dịch Bệnh Tôm Gia Tăng

Về vùng nuôi tôm Công Lương, xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) vào những ngày cuối tháng 4 này, chúng tôi được biết vấn đề thời sự của người dân ở đây là nạn dịch tôm đang hoành hành. Trước đây, vùng nuôi tôm Công Lương chưa bao giờ bị dịch bệnh vì cơ sở hạ tầng nuôi tôm nơi đây được Nhà nước đầu tư khá tốt, tính cộng đồng trong nuôi tôm cũng được người nuôi thực hiện chu đáo.

Sunday. July 15th, 2012
Thành Công Từ Nuôi Lươn Bể Bạt Ở Hậu Giang Thành Công Từ Nuôi Lươn Bể Bạt Ở Hậu Giang

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuất hiện phong trào nuôi lươn trong bể bạt cho hiệu quả kinh tế cao, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, thị trường ổn định. Sự thành công của các hộ nuôi lươn ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ là một ví dụ.

Friday. September 28th, 2012