Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Chất Lượng Trái Cây Đặc Sản

Nâng Cao Chất Lượng Trái Cây Đặc Sản
Ngày đăng: 13/06/2014

Trong khuôn khổ Ngày hội Cây - trái ngon, an toàn tỉnh Bến Tre lần thứ 14 năm 2014 diễn ra tại huyện Chợ Lách (từ 30-5 đến 3-6), Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre tổ chức hội thảo “Nâng cao chất lượng trái cây đặc sản tỉnh Bến Tre”. Tại hội thảo này, các diễn giả và nhà khoa học chia sẻ nhiều thông tin và giải pháp giúp nhà nông nâng cao chất lượng các loại trái cây đặc sản.

Theo Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, để nâng cao chất lượng trái cây phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Cần chọn vùng đất thích nghi để quy hoạch thành vùng chuyên canh. Chọn cây giống có phẩm chất cao, sạch bệnh. Chú ý sử dụng cây giống đầu dòng làm mắt ghép và khai thác ưu thế của gốc ghép khỏe để giúp cây mới dễ ra hoa, đậu trái, tăng khả năng kháng sâu bệnh và chống chịu tốt với môi trường.

Khi trồng cây nên lên liếp, đắp mô, thực hiện sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn, tưới nước bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân, thuốc hóa học. Thu hoạch trái đúng thời điểm, đúng cách và trái cây bán ra thị trường cần có nhãn hiệu, thương hiệu, giấy chứng nhận GAP…

Sử dụng cây giống kém chất lượng hoặc không sạch bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái, cũng như tuổi thọ của cây. Đáng quan tâm là khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ bị hạn chế do trên cùng một vườn có kích cỡ trái không đồng đều. Vấn đề thu hoạch cũng cần được quan tâm để nâng cao giá trị trái cây.

Cụ thể như: trái cây do thu hoạch không cẩn thận bị trầy xước; nông dân để trái cây xuống đất dễ tiếp xúc với nguồn bệnh… Đáng ngại là có tình trạng nhà vườn sử dụng quá nhiều loại phân thuốc trong quá trình trồng và chăm sóc cây trái dễ dẫn đến chất lượng sản phẩm không còn “ngon tự nhiên” và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Việc sử dụng quá nhiều phân hóa học trong thời gian dài cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng, như: đất đai bị chai cứng, mất khả năng sản xuất dẫn đến hoang hóa, sâu bệnh ngày càng phát triển và khó phòng ngừa.

Tiến sĩ Võ Hữu Thoại, công tác tại Viện Cây ăn quả Miền Nam, phân tích: “Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật không theo 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách và đúng lúc) gây tồn dư các dư lượng thuốc trong rau quả vượt mức cho phép gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Thói quen dùng phân hóa học, nhất là phân đạm với lượng nhiều và lâu dài sẽ tiêu diệt vi sinh, làm giảm độ phì của đất.

Bón phân không cân đối và ít sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh…) dẫn đến tích lũy trên thực vật các chất đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, sử dụng nguồn nước tưới không đảm bảo gây tích lũy các kim loại nặng và vi sinh vật có hại trong rau quả…”.

Theo Tiến sĩ Võ Hữu Thoại, việc áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh gây hại trên vườn cây ăn trái, như: nuôi kiến vàng, sử dụng túi chuyên dụng để bao trái, sử dụng bẫy côn trùng gây hại, sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học, khoáng, thiên nhiên… là xu hướng hiện nay ở các nước tiên tiến trên thế giới.

Đồng thời, kết hợp sử dụng phân hữu cơ để cải thiện phẩm chất trái, tăng năng suất cây trồng, hạn chế sự nghèo kiệt của đất, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần tạo ra một nền nông nghiệp bền vững.

Thực tế cho thấy, áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh gây hại trên vườn cây ăn trái không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp an toàn cho môi trường, cho người sản xuất, sử dụng sản phẩm mà còn góp phần hạ giá thành sản phẩm. Kỹ sư Nguyễn Thị Nguyệt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre, dẫn chứng: “Hiện nay, sâu đục trái trên cây có múi đang phát triển mạnh và gây hại cho nhiều vườn bưởi da xanh và bưởi 5 roi.

Để phòng tránh, biện pháp bao trái được đánh giá là an toàn hiệu quả nhất. Bởi từ lúc kết trái đến thu hoạch trái bưởi phải mất 8 tháng, trong khi muốn phòng tránh hiệu quả sâu đục trái cứ 2 tuần phải phun thuốc 1 lần - tốn kém rất nhiều chi phí”.

Thời gian gần đây, biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngày càng nhiều đến sản xuất nông nghiệp nói chung và cây ăn trái nói riêng; các loại sâu bệnh cũng có dấu hiệu bùng phát, đe dọa đến vườn cây ăn trái của nông dân, khiến chi phí sản xuất tăng. Đầu ra của nhiều loại trái cây lại thường xuyên bấp bênh, nhất là khi bước vào các mùa thu hoạch rộ, trong khi xuất khẩu nhiều loại trái cây còn hạn chế do vướng phải các rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu.

Do vậy, nâng cao chất lượng trái cây, tiến tới ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo hướng GAP là điều kiện tất yếu. Bên cạnh đó, liên kết trong sản xuất trái cây là cần thiết nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có sản lượng lớn đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Ngoài ra, theo Viện Cây ăn quả miền Nam, việc quy hoạch và phân bố thời vụ thu hoạch trái cây ở từng tỉnh, thành là cần thiết nhằm tránh “đụng hàng, rớt giá”.

Trong đó, việc đồng thuận thời vụ thu hoạch giữa các địa phương và giữa nông dân với nông dân có trồng cùng loại cây ăn trái giữ vai trò quyết định, đóng góp sự thành công lịch bố trí thời vụ thu hoạch, giúp giải quyết vấn đề “dội chợ” và điệp khúc “trúng mùa rớt giá”, “trồng và chặt” đang xảy ra hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Điều Chỉnh Qui Hoạch Nuôi Tôm Theo Hướng Có Lợi, Đúng Thực Tế Điều Chỉnh Qui Hoạch Nuôi Tôm Theo Hướng Có Lợi, Đúng Thực Tế

Ngày 19-12-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo lần II để đánh giá đúng thực trạng và định hướng phát triển nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn trong thời gian tới. Ông Lê Phong Hải - Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì.

25/12/2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Có Tiềm Năng, Khó Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Có Tiềm Năng, Khó Phát Triển

Cùng với 121 hồ chứa thủy lợi và thủy điện, Quảng Ngãi còn có hệ thống sông suối dày đặc, rộng khắp nhưng hiệu suất sử dụng số diện tích mặt nước trên để nuôi trồng thủy sản nước ngọt hiện còn quá thấp…

03/12/2013
Chủ Động Bảo Vệ Thuỷ Sản Chủ Động Bảo Vệ Thuỷ Sản

Thực tế cho thấy, trong đợt rét đậm, rét hại của những năm trước, một số hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có kinh nghiệm chống rét hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có những hộ do chủ quan đã bị thiệt hại không nhỏ. Vì vậy, chống rét cho thuỷ sản cần được cơ quan chuyên môn và người dân quan tâm.

25/12/2013
Xây Xây "Nhà" Cho Các Loài Thủy Sinh

Sở KH-CN Quảng Nam vừa phối hợp với Viện Khoa học & công nghệ khai thác thủy sản (Đại học Nha Trang) tổ chức hội thảo “Cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm lựa chọn địa điểm xây dựng chà - rạn nhân tạo tại vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam”. Dự kiến sẽ triển khai mô hình tại đông bắc đảo Hòn Dứa (vùng biển Bàn Than, Núi Thành) nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi ven bờ.

03/12/2013
Nhân Rộng Loại Hình Tổ, Đội Tàu Cá Vươn Khơi Bám Biển Nhân Rộng Loại Hình Tổ, Đội Tàu Cá Vươn Khơi Bám Biển

Theo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NNPTNT), hiện nay cả nước có khoảng 3.700 tổ, đội tàu cá với khoảng 22.000 tàu/140.000 lao động tham gia cùng vươn khơi bám biển.

25/12/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.