Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng cho lúa

Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng cho lúa
Ngày đăng: 24/07/2015

Ốc gây hại nặng cho lúa bởi chúng có thể cắn trụi tới tận gốc khiến cây khó có khả năng phục hồi. Để diệt trừ có hiệu quả đối tượng dịch hại này, kỹ sư Nguyễn Văn Hà – Phòng Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội khuyến cáo bà con nông dân cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau:

- Trước khi làm đất cần vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp sạch cỏ dại là nơi ốc cư trú lây truyền sang vụ sau. Dùng tay hoặc dùng lưới cào bắt ốc. Khi gieo sạ nên đánh rãnh thoát nước, ốc tập trung vào rãnh nên dễ dàng bắt ốc bằng tay.

- Cắm cọc ở các vùng trũng nhử ốc lên đẻ trứng để tiêu diệt. Khi đưa nước vào ruộng cấy hoặc cho nước vào ruộng lúa đang sinh trưởng, phát triển cần phải sửa dụng lưới chắn 3 lớp để ngăn ốc xâm nhập.

- Dùng mồi để dụ ốc tập trung ăn và bắt, mồi có thể dùng các loại thức ăn ốc thích như xơ quả mít, dây lá khoai lang, lá cây dâm bụt, rau diếp, rau xà lách, lá bắp cải...

- Quây ruộng có ốc, cho vịt vào nhốt không cho ăn trong một ngày, vịt sẽ mò bắt hết ốc nhỏ, trứng ốc trong ruộng.

- Khi mật độ ốc bươu vàng trên 2 con/m2 thì bà con phải dùng thuốc hóa học để diệt trừ. Sử dụng các loại thuốc ít độc hại với tôm, cá như: Dioto 250EC, Pazol 700WP, Clodan supe 700WP, Mosade 70WP. Phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Thời điểm phun thuốc tốt nhất là trước khi cấy lúa hoặc sau khi lúa hồi xanh, nên tháo cạn ruộng xâm xấp nước, sau 24 giờ phun thuốc mới cho thêm nước để cấy hoặc dưỡng lúa. Bà con nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát là lúc ốc bươu vàng hoạt động mạnh nhất để tăng hiệu quả của thuốc.


Có thể bạn quan tâm

Đã Khống Chế Triệt Để Gia Cầm Nhập Lậu Đã Khống Chế Triệt Để Gia Cầm Nhập Lậu

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương tổ chức chiều 2/12 tại Hà Nội, ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết kết quả một số biện pháp ngăn chặn hoa quả độc hại và gia cầm thải loại nhập lậu vào Việt Nam.

07/12/2013
Phát Triển Chăn Nuôi Gian Nan Bài Toán Giống Tại Chỗ Phát Triển Chăn Nuôi Gian Nan Bài Toán Giống Tại Chỗ

Ngành chăn nuôi được coi là mũi nhọn, tạo giá trị lớn trong nội ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy phát triển chăn nuôi, tuy nhiên việc chưa chủ động được nguồn giống cung cấp trong nội tỉnh đã tạo ra trở lực kìm hãm hướng phát triển này.

07/12/2013
Phát Triển Chăn Nuôi Gắn Với Bảo Vệ Môi Trường Phát Triển Chăn Nuôi Gắn Với Bảo Vệ Môi Trường

Chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo, gà trên địa bàn huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đang rất được chú trọng. Nhờ nắm bắt các yếu tố kỹ thuật, ngành chăn nuôi tạo nên những bước tiến quan trọng theo hướng bảo vệ môi trường.

07/12/2013
Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu Thịt Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu Thịt

Dự án “Xây dựng và mở rộng mô hình chọn lọc, cải tạo và phát triển chăn nuôi trâu theo hướng lấy thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh triển khai trong 3 năm (từ tháng 01 - 2011 đến tháng 12 -2013). Thông qua dự án chất lượng đàn trâu được được cải thiện; năng lực, trình độ quản lý, kỹ thuật chăn nuôi… của cán bộ tham gia dự án và người nông dân được nâng cao.

07/12/2013
Tăng Cường Hoạt Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Tăng Cường Hoạt Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Thực hiện kế hoạch thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên năm 2013, những ngày qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức thả hàng vạn con cá giống các loại tại các ao hồ trên địa bàn các huyện Đắk Mil, Đắk Glong, Chư Jút và Krông Nô.

08/12/2013