Khóm Tắc Cậu hút hàng

Vài năm trở lại đây, khóm Tắc Cậu (dứa) tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang bị bệnh lạ hoành hành khiến cho sản lượng và chất lượng giảm đáng kể. Tuy nhiên, điều phấn khởi là giá khóm có chiều hướng tăng lên, thu hoạch đến đâu bán hết đến đó.
Do lượng khóm thu hoạch trong thời điểm hiện nay giảm đáng kể nên người làm vườn thu hoạch đến đâu bán hết đến đó với giá tăng vọt từ 30 đến 40%.
Chị Huỳnh Thị Muỗi, nông dân đồng thời là tiểu thương tại ấp An Ninh, xã Bình An, huyện Châu Thành cho biết: Khóm nhà thu hoạch xong mang ra khu vực cầu Cái Lớn - Cái Bé bán rất chạy mà lại được giá. Vào mùa nghịch này mỗi ngày gia đình chị chỉ bán ra hơn 100 trái, nhưng bù lại được giá cao. Từ lúc có cầu Cái Bé - Cái Lớn, khóm Tắc Cậu bán được giá hơn, người mua rất nhiều, tiêu thụ nhanh. Giá bán đã tăng thêm từ 2.000 đến 3.000đ/trái.
Khóm Tắc Cậu có đặc điểm trái tròn, cùi nhỏ, ngon ngọt hơn sản phẩm cùng loại khác. Thương hiệu khóm đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ năm 2010. Ngoài bán cho thương lái, người dân ở đây còn có thêm nguồn thu nhập hàng ngày nhờ mang khóm trong vườn ra bày bán ven quốc lộ cho khách qua đường với giá bình quân từ 8.000 đến 10.000đ/trái. Dự báo ít ngày tới, giá khóm còn tăng cao hơn nữa vì vườn khóm khu vực này hết mùa thu hoạch.
Chị Ngô Tú Khanh, ấp An Ninh, xã Bình An, tâm sự: Hiện nay khóm ít nên lượng bán không được nhiều, chủ yếu bán cho khách qua lại. Khóm Tắc Cậu ở đây được khách hàng ưa thích bởi vị ngon ngọt và đặc biệt, giá khóm tăng thêm khoảng 2.500đ/trái trở lên, loại khóm nhỏ, lớn đều tăng giá đồng loạt.
Ngoài bán trái tươi, người dân ở địa phương còn đầu tư các cơ sở sấy khô, nước ép, bánh kẹo tiêu thụ trong thị trường nội địa và xuất đi nước ngoài với các loại sản phẩm làm từ trái khóm, như mứt khóm, bánh khóm với giá dao động từ 80.000 đến 100.000đ/kg...
Thời gian qua nhờ tiêu thụ khá tốt nên nông dân có thu nhập ổn định. Mỗi ha cho thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng trong vụ chính và gần 50 triệu đồng trong vụ nghịch. Sau khi trừ hết các chi phí, nông dân còn lời khá.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 13/4, ông Nguyễn Đức Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), cho biết, địa phương đang xây dựng mô hình hỗ trợ cho người nông dân chăn nuôi bò sữa.

Trong khi nhiều hộ nuôi heo rừng ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) khó nắm bắt kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng và lúng túng trong việc tìm đầu ra thì ông Trần Văn Hiến (thôn Thạnh Đức) đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển quy mô đàn heo rừng lên đến hàng trăm con, trở thành gia đình nuôi heo rừng có quy mô lớn tại huyện miền núi này.

Xác định tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm là một trong những biện pháp chủ lực, quan trọng hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh nên trong vụ xuân năm 2015, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tiêm phòng một cách quyết liệt.

Ông Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Thành, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp, an toàn sinh học và là một gương nông dân làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa với danh hiệu "vua chim cút".

Sau 3 tháng triển khai dự án chăn nuôi gà thả đồi tại xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) với tổng đàn gần 7.000 con, bước đầu đã khẳng định phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Dự án đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương vươn lên làm giàu.