Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học đạt kết quả tốt

Mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học đạt kết quả tốt
Ngày đăng: 24/07/2015

Đệm lót được làm từ các nguyên liệu: trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học men Balasa N01. Kết quả, với giống gà ta chọn lọc, sau thời gian 85 ngày nuôi, gà đạt tỉ lệ sống trên 97%, trọng lượng bình quân 1,75 kg/con... Theo tính toán, với giá thành sản xuất 41.300 đồng/kg thịt gà hơi, trong khi giá bán hiện nay là 65.000 đồng/kg; mô hình cho thu nhập 88,27 triệu đồng; sau khi trừ chi phí, còn lãi 32,18 triệu đồng.

Anh Lê Thanh Hà, người tham gia mô hình, cho biết: “Chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học giúp giảm đáng kể chi phí, công chăm sóc, dọn dẹp thay phân, thay trấu lót cho gà như trước đây; chăn nuôi không có mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường do phân gà thải ra được vi sinh vật phân hủy; giảm được dịch bệnh cho gà, tỉ lệ gà sống đạt cao và tăng trọng nhanh. Nhờ vậy cho lãi cao hơn”.

Theo ông Nguyễn Văn Mẹo, cán bộ khuyến nông xã Tây Vinh, xã Tây Vinh hiện có đàn gà hơn 90.000 con; việc thực hiện thành công mô hình này hết sức có ý nghĩa, mở ra hướng phát triển chăn nuôi an toàn; đặc biệt là chăn nuôi gia trại và nông hộ với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư, nhờ hoàn toàn không gây mùi hôi, không làm ô nhiễm môi trường, giúp bà con nâng cao thu nhập.

Thạc sĩ Lê Thị Xuân, cán bộ Trung tâm KNKN, cho biết: “Đây là năm thứ 2 Trung tâm thực hiện chuyển giao tiến bộ KHKT, ứng dụng công nghệ mới sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi, cụ thể ở mô hình này là nuôi gà trên nền đệm lót. Có thể sử dụng đệm lót từ 6 tháng đến 1 năm; nếu bảo quản tốt, bổ sung trấu và men Balasa thường xuyên, có thể sử dụng hơn 3 năm. Việc sử dụng đệm lót giúp giảm đáng kể các loại bệnh về tiêu hóa, hô hấp của gà; giảm tiêu tốn thức ăn nhờ men Balasa, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế từ nuôi gà. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay, người chăn nuôi cần lưu ý xây dựng chuồng trại phải thoáng mát, đảm bảo vệ sinh”.

Với kết quả này, Trung tâm KNKN sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển giao tiến bộ KHKT mới này, nhân rộng mô hình ra các địa phương trong tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân phấn khởi vì bơ được mùa, được giá Nông dân phấn khởi vì bơ được mùa, được giá

Hiện nay, nông dân ở Đắc Lắc đang bước vào vụ thu hoạch bơ nên các hoạt động mua bán bơ diễn ra tấp nập tại các địa phương trong tỉnh. Năm nay, bơ được mùa lại được giá nên người trồng bơ hết sức phấn khởi.

08/07/2015
Không phát hiện chất cấm sử dụng trên dưa Quảng Khê (Bắc Kạn) Không phát hiện chất cấm sử dụng trên dưa Quảng Khê (Bắc Kạn)

Ngày 30/6/2015, Trung tâm chất lượng nông, lâm, thủy sản vùng 1 đã có kết quả phân tích chất lượng an toàn thực phẩm đối với các mẫu dưa được lấy tại một số hộ dân thôn Nà Hai, xã Quảng Khê (Ba Bể - Bắc Kạn) do Sở NN và PTNT thôn gửi đi đề nghị xét nghiệm.

08/07/2015
Thơm ngon mãng cầu ta không hạt Thơm ngon mãng cầu ta không hạt

Một số nhà vườn ở huyện Định Quán (Đồng Nai) đã đưa vào trồng thử giống mãng cầu ta không hạt và hiện đã cho trái. Mãng cầu ta không hạt hiện được thị trường khá ưa chuộng vì mùi vị ngọt thanh, thịt trắng dai, không có hạt.

08/07/2015
Thu nhập tiền tỷ từ vườn cây 3 trong 1 Thu nhập tiền tỷ từ vườn cây 3 trong 1

Dù công chăm sóc khó nhọc hơn những loại cây khác nhưng trồng nhiều loại cây ăn trái trên cùng đơn vị diện tích đã mang lại hiệu quả cao cho không ít gia đình. Ở xã Bình Sơn (Bù Gia Mập - Bình Phước) vườn cây ăn trái của gia đình anh Nguyễn Hồng Phương ở thôn Phú Châu cho lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

08/07/2015
Trồng thử nghiệm 2 ha cây chùm ngây xen cam Trồng thử nghiệm 2 ha cây chùm ngây xen cam

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác, Trạm Khuyến nông huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) phối hợp với xã Xuân Trường đưa vào trồng thử nghiệm 2 ha cây chùm ngây xen cam tại cánh đồng Nải Tài.

08/07/2015