Mở Rộng Diện Tích Màu Thực Phẩm

Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã xuống giống được gần 45.000 ha màu thực phẩm các loại, đạt 102,9% chỉ tiêu cả năm. Nông dân địa phương đã thu hoạch trên 37.000 ha, với sản lượng khoảng 635.000 tấn rau màu các loại, cung ứng cho thị trường các tỉnh thành phía Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh.
Theo đánh giá, nhìn chung diện tích, sản lượng rau màu đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước, cho thấy nỗ lực của nông dân trong việc phát huy tiềm năng và thế mạnh cây màu trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Hầu hết các huyện, thành, thị đều có truyền thống trồng màu. Những địa phương có diện tích màu tập trung lớn, hình thành các vùng chuyên canh quan trọng: thị xã Gò Công, Gò Công Tây, Chợ Gạo, TP. Mỹ Tho, Châu Thành với nhiều thương hiệu có tiếng như:
Rau má Thân Cửu Nghĩa (Châu Thành), ngò gai Phú Kiết (Châu Thành), ớt Bình Ninh (Chợ Gạo), huệ trắng Tam Hiệp (Châu Thành), bắp lai (Chợ Gạo),...
Gần đây, thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất trên nền đất lúa, phá thế độc canh, tỉnh khuyến khích nông dân đưa cây màu xuống chân ruộng, áp dụng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất mới: Luân canh lúa + màu, chuyên canh màu, xen canh màu trên ruộng, đã mở ra hướng phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả.
Theo đánh giá, các mô hình trên đều mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ ha trở lên. Nhờ cây màu, nhiều hộ dân đã vượt khó, thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Trải qua một thời gian dài triển khai, dự án Bảo tồn nguồn gen và phát triển giống bưởi trụ lông Đại Bình do Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam triển khai được kỳ vọng sẽ mở ra hướng nâng cao giá trị cho loại đặc sản này.

Trong khi các nhà quản lý du lịch, các công ty lữ hành than phiền về sự khan hiếm sản phẩm lưu niệm Quảng Nam thì tại không ít điểm du lịch, việc bày bán sản phẩm ngoại nhập diễn ra công khai gây ảnh hưởng đến thương hiệu làng nghề xứ Quảng.

Du lịch phát triển đã giúp nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hồi sinh, trở thành điểm tham quan của khách. Tuy nhiên, du lịch cũng mang đến những tác động ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn liên quan đến lợi ích.

Những ngày này, nhiều hộ dân ở các xã ven sông của huyện Duy Xuyên đang khẩn trương thu hoạch vụ tôm cuối cùng trong năm 2015 nhằm tránh thất thoát do mưa lũ gây ra. Hiệu quả kinh tế của vụ nuôi này không cao do sản lượng sụt giảm cùng giá bán thấp hơn các vụ trước.

Nhờ đẳng sâm, đời sống của người dân xã A Xan (huyện Tây Giang) từng bước được gỡ khó, dần đi vào ổn định.