Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Rau Trong Nhà Kính Ở Trường Sa

Trồng Rau Trong Nhà Kính Ở Trường Sa
Ngày đăng: 18/06/2012

Khóm rau của chiến sĩ hải quân ở Trường Sa

Hai nhà kính có tổng diện tích 250 m2 sẽ được xây dựng tại đảo Trường Sa Lớn và Song Tử Tây trong năm 2012 nhằm giúp quân và dân trên các đảo Trường Sa có thể trồng rau quanh năm. Đây là hoạt động nằm trong dự án “Sản xuất thử nghiệm một số giống cây trồng vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” do Bộ NN&PTNT thực hiện.

TS. Ngô Quang Vinh, chủ trì dự án cho biết: “Hiện lượng nước ngọt tại Trường Sa đủ dùng cho sinh hoạt và tưới rau. Nước giếng có độ khoáng 0,32 - 0,7 g/lít, giàu Ca, Na, Cl, SO4, sử dụng tốt cho ăn uống, tưới cây. Rau xanh là mặt hàng có nhu cầu cao trên quần đảo, đặc biệt vào mùa mưa bão, tàu không ra được và khó có thể trồng, bảo quản rau. Sau hai, ba năm triển khai phương án phát huy nội lực của quân và dân trên đảo trồng rau xanh, chăn nuôi tự túc và cải thiện đời sống và thu hái được những kết quả khích lệ. Hơn chục loại rau và vài loại gia súc, gia cầm đã được nuôi trồng phân tán theo hộ dân, đơn vị bộ đội trên đảo.

Nhà kính ở đảo được thiết kế kiểu nhà vòm với khung sắt mạ niken chịu được gió mạnh và hơi nước mặn, mái lợp polycarbonat (nhựa trong chịu lực), tứ bề có rèm lưới nhôm giảm nhiệt. Nhiệt độ trong nhà kính luôn thấp hơn ngoài trời 2 độ C, thuận lợi cho các loại rau phát triển. Trong nhà kính, rau được trồng trong giá thể chứa phân hữu cơ và mụi dừa (đưa ra từ đất liền). Hệ thống tưới phun công nghệ cao của Israel hết sức tiết kiệm nước. Với các đảo chìm, sẽ làm một số vòm lưới/nylon. Bên cạnh mục tiêu trồng rau, dự án còn nuôi thử heo sóc Tây Nguyên, heo cỏ Bình Thuận, bò lai Sind và vịt lấy trứng. Trồng hai giống cỏ, tiến hành ủ cỏ dự trữ thức ăn chăn nuôi. Dự án cũng trồng các loại hoa có khả năng thích nghi điều kiện khó khăn trên đảo như: hoa cúc, hoa giấy, sống đời, hoa xương rồng cảnh. Các công trình của dự án được triển khai ở ba đảo nổi: Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn; bốn đảo chìm: Đá Nam, Đá Lát, Đá Lớn và Len Đao.

Có thể bạn quan tâm

Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lúng túng, thiếu đồng bộ Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lúng túng, thiếu đồng bộ

Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi trong cả nước, đặc biệt là thời gian tới khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chính thức có hiệu lực thì nhiều sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm nhập của các nước có thuế bằng 0% sẽ ồ ạt vào thị trường Việt Nam, sẽ tác động mạnh vào ngành chăn nuôi trong nước, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc triển khai ở một số địa phương còn nhiều bất cập…

06/08/2015
Bình Thuận chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm Bình Thuận chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận chưa xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên heo. Hiện tại, ngành đang tập trung chỉ đạo chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm…

06/08/2015
Tác động của TPP đến ngành chăn nuôi Tác động của TPP đến ngành chăn nuôi

Sáng ngày (3/8), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam: Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”.

06/08/2015
Nghề nuôi đà điểu hết thời Nghề nuôi đà điểu hết thời

Cách đây 5 năm, người dân vùng ven biển Quảng Nam chọn nuôi đà điểu để xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian gần đây người dân không còn mặn mà với mô hình này bởi khó tìm đầu ra.

06/08/2015
Huyện Tuy An (Phú Yên) nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm Huyện Tuy An (Phú Yên) nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm

Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An (Phú Yên) vừa nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất.

06/08/2015