Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Rộng Diện Tích Màu Thực Phẩm

Mở Rộng Diện Tích Màu Thực Phẩm
Publish date: Monday. November 3rd, 2014

Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã xuống giống được gần 45.000 ha màu thực phẩm các loại, đạt 102,9% chỉ tiêu cả năm. Nông dân địa phương đã thu hoạch trên 37.000 ha, với sản lượng khoảng 635.000 tấn rau màu các loại, cung ứng cho thị trường các tỉnh thành phía Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh.

Theo đánh giá, nhìn chung diện tích, sản lượng rau màu đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước, cho thấy nỗ lực của nông dân trong việc phát huy tiềm năng và thế mạnh cây màu trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Hầu hết các huyện, thành, thị đều có truyền thống trồng màu. Những địa phương có diện tích màu tập trung lớn, hình thành các vùng chuyên canh quan trọng: thị xã Gò Công, Gò Công Tây, Chợ Gạo, TP. Mỹ Tho, Châu Thành với nhiều thương hiệu có tiếng như:

Rau má Thân Cửu Nghĩa (Châu Thành), ngò gai Phú Kiết (Châu Thành), ớt Bình Ninh (Chợ Gạo), huệ trắng Tam Hiệp (Châu Thành), bắp lai (Chợ Gạo),...

Gần đây, thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất trên nền đất lúa, phá thế độc canh, tỉnh khuyến khích nông dân đưa cây màu xuống chân ruộng, áp dụng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất mới: Luân canh lúa + màu, chuyên canh màu, xen canh màu trên ruộng, đã mở ra hướng phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả.

Theo đánh giá, các mô hình trên đều mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ ha trở lên. Nhờ cây màu, nhiều hộ dân đã vượt khó, thoát nghèo.


Related news

Việc Cân Bằng Dinh Dưỡng Giúp Nuôi Tôm Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Việc Cân Bằng Dinh Dưỡng Giúp Nuôi Tôm Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hiện nay sản phẩm tôm chiếm 65% trên tổng số lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Khánh Hòa. Nghề nuôi tôm nói chung và nuôi tôm chân trắng nói riêng đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng của tỉnh, đặc biệt là các vùng ven biển, nơi con tôm đang mang lại nguồn thu chủ yếu cho các hộ nuôi trồng.

Friday. March 28th, 2014
Kiên Giang Sản Xuất Lúa Vụ 3 Lợi Bất Cập Hại Kiên Giang Sản Xuất Lúa Vụ 3 Lợi Bất Cập Hại

Những năm gần đây, ngoài sản xuất vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và lúa mùa trong năm, nhiều nông dân tỉnh Kiên Giang còn tự phát gieo sạ vụ lúa Thu Đông (hay còn gọi là lúa vụ 3) để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ 3 được đánh giá là lợi bất cập hại khi rủi ro rất cao.

Wednesday. July 23rd, 2014
Hướng Đi Đúng Cho Nông Dân Hà Nội Hướng Đi Đúng Cho Nông Dân Hà Nội

Với hơn 40 loại rau, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha/vụ, sản lượng gần 600 nghìn tấn/năm, nhưng hiện vẫn thiếu hơn 350 nghìn tấn rau/năm so với nhu cầu tiêu dùng của người dân. Để không phải nhập rau an toàn từ các địa phương khác đang trở thành mục tiêu phấn đấu của các hợp tác xã, các hộ nông dân trồng rau ở Hà Nội hiện nay.

Wednesday. July 23rd, 2014
Mô Hình Nuôi Le Le Mang Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Le Le Mang Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành - An Giang) thành công với mô hình nuôi le le lấy thịt và cho sinh sản, theo kiểu bán hoang dã. Với diện tích khoảng 1.000m2, hai anh thả nuôi trên 700 con le le các loại (500 con le le sinh sản), thu lời gần trăm triệu đồng mỗi năm.

Friday. March 28th, 2014
Nông Dân Lãi Khá Khi Tham Gia Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Nông Dân Lãi Khá Khi Tham Gia Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình cánh đồng mẫu lớn gồm: Công ty Tân Thành (Cần Thơ), Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty ADC.

Friday. March 28th, 2014