Mai vàng Nhơn An được ưa chuộng tại thị trường TP Hồ Chí Minh

Trong khi đó, mai Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh chỉ chiếm 12% và mai Phước Định - tỉnh Long An chiếm 10%.
Theo Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghệ thông tin Bình Định (Sở Khoa học - Công nghệ) - thương hiệu “Mai vàng Nhơn An” được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ chứng nhận nhãn hiệu tập thể vào năm 2013.
Tuy xu hướng chơi “Mai vàng Nhơn An” ngày càng tăng cao nhưng việc quảng bá, tuyên truyền chưa tốt; địa điểm nơi bán quá xa, việc vận chuyển còn khó khăn dẫn đến các chi phí tăng cao.
Điều tra, khảo sát thu thập thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm cây hoa mai tại TP Hồ Chí Minh nằm trong khuôn khổ dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Mai vàng Nhơn An”, được UBND tỉnh giao cho Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghệ thông tin Bình Định chủ trì theo quyết định số 3035/QĐ-UBND ngày 10.9.2014.
Đây là cơ sở hỗ trợ cho việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Mai vàng Nhơn An”, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cây mai vàng của xã Nhơn An nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Trong vài năm trở lại đây, cây dong riềng đã và đang khẳng định ưu thế của mình trong việc giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Từ chỗ chỉ được canh tác và chế biến tại một số thôn, xã của huyện Yên Sơn thì nay đã phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh như: Lực Hành, Xuân Vân, Kiến Thiết, Nhữ Hán (Yên Sơn); Kim Bình, Vinh Quang, Linh Phú (Chiêm Hóa); Thượng Lâm, Lăng Can (Lâm Bình)...

Để khơi dậy ý chí vươn lên làm kinh tế, thoát nghèo bền vững cho bà con nhân dân, mấy năm trở lại đây Đảng ủy, chính quyền xã Sầm Dương (Sơn Dương) tích cực khuyến khích bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các giống cây con có giá trị kinh tế cao vào trồng và chăn nuôi mang lại hiệu quả tích cực.

Trong những năm qua, huyện Yên Sơn đã tích cực triển khai việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Qua đó từng bước xây dựng những vùng chuyên canh tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng....

Nuôi gà thả vườn, hay còn gọi là nuôi gà an toàn sinh học là một hình thức chăn nuôi bán công nghiệp. Cách nuôi này có nhiều ưu thế: Thời gian, công và vốn đầu tư đều không quá sức đối với người chăn nuôi, chất lượng thịt gà ngon, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng..

Vụ mùa năm 2013, huyện Hàm Yên có kế hoạch gieo cấy 3.752 ha lúa, năng suất bình quân 58,5 tạ/ha. Thời điểm này toàn huyện đang đẩy nhanh việc thu hoạch lúa vụ xuân và thực hiện thu hoạch xong đến đâu làm đất ngay đến đấy, bố trí gieo mạ vụ mùa trong khung thời vụ tốt nhất..