Công Bố Chỉ Dẫn Địa Lý Trâu Bảo Yên

Sáng 6-12, tại xã Vĩnh Yên, Sở NN và PTNT tỉnh Lào Cai và UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã tổ chức công bố Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) về chỉ dẫn địa lý đối với trâu của huyện Bảo Yên (Lào Cai).
Trâu Bảo Yên có vóc dáng to, cao; ngực rộng; cổ dày; chân to và thẳng; da nhẵn và đen bóng; trọng lượng lớn và sức kéo rất khỏe.Theo đó, tại 18 xã, thị trấn của huyện Bảo Yên sẽ tập trung phát triển đàn trâu theo quy trình kỹ thuật từ chọn giống đến chăm sóc, tiêu thụ nhằm bảo đảm chất lượng của thương hiệu trâu Bảo Yên đã được công bố.
Bà Nguyễn Thị Thu- Phó chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết: Toàn huyện hiện có hơn 20 nghìn con trâu, hằng năm bán ra thị trường khoảng hơn 3.000 con, trị giá hơn 40 tỷ đồng. Huyện đã đầu tư 3,3 tỷ đồng để thực hiện dự án “ Phát triển đàn trâu và xây dựng thương hiệu trâu Bảo Yên”. Qua đó, đã bình tuyển được 120 con trâu đực và 173 con trâu cái giống tốt để lai tạo, nhân giống thuần chủng, phục vụ phát triển đàn trâu ở địa phương. Việc công bố chỉ dẫn địa lý trâu Bảo Yên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế của đàn gia súc của huyện.
Có thể bạn quan tâm

Theo Vụ thị trường Châu Phi, Nam Á, Tây Á, với dân số đông nhất trên giới (1,7 tỷ người) cùng thói quen sử dụng hạt tiêu trong món ăn, ngành tiêu Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tăng lượng xuất khẩu mặt hàng này vào khu vực Nam Á.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch XNK hai chiều giữa Việt Nam và Mexico 3 quý đầu năm 2014 gần đạt ngưỡng 1 tỉ đô la Mỹ, ước đạt 986 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ 2013.

Lọt vào nhóm các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu (XK) “tỷ đô” mỗi năm, tuy nhiên, XK rau quả của Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng. Đặc biệt, ở những thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, thị phần rau quả Việt còn rất hạn chế.

Đơn cử như Huyện hội thì phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dệt thổ cẩm cho phụ nữ dân tộc thiểu số và vận động 12 chị tham gia các lớp cạo mủ cao su, tin học. Hội phụ nữ các xã Đắk D’rô, Tân Thành mở được 2 lớp xóa mù chữ cho 47 hội viên, phụ nữ dân tộc, tôn giáo.

Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.