Mai vàng Nhơn An được ưa chuộng tại thị trường TP Hồ Chí Minh

Trong khi đó, mai Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh chỉ chiếm 12% và mai Phước Định - tỉnh Long An chiếm 10%.
Theo Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghệ thông tin Bình Định (Sở Khoa học - Công nghệ) - thương hiệu “Mai vàng Nhơn An” được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ chứng nhận nhãn hiệu tập thể vào năm 2013.
Tuy xu hướng chơi “Mai vàng Nhơn An” ngày càng tăng cao nhưng việc quảng bá, tuyên truyền chưa tốt; địa điểm nơi bán quá xa, việc vận chuyển còn khó khăn dẫn đến các chi phí tăng cao.
Điều tra, khảo sát thu thập thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm cây hoa mai tại TP Hồ Chí Minh nằm trong khuôn khổ dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Mai vàng Nhơn An”, được UBND tỉnh giao cho Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghệ thông tin Bình Định chủ trì theo quyết định số 3035/QĐ-UBND ngày 10.9.2014.
Đây là cơ sở hỗ trợ cho việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Mai vàng Nhơn An”, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cây mai vàng của xã Nhơn An nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.
Related news
Chăn nuôi được đánh giá sẽ chịu “tổn thương” rõ nét nhất trong ngành nông nghiệp khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Xây dựng hợp tác xã chăn nuôi được cho là một hướng đi tốt để giảm thiểu những tổn thương này.

Sau khi ủ, lên men 12 ngày hỗn hợp vỏ trái cacao, muối và cám gạo là có thể sử dụng làm thức ăn cho heo rừng.

Không chỉ sở hữu 3 trại lợn gần 7.000 con, anh Nguyễn Văn Toản (xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội) còn là chủ một trang trại nuôi thỏ khép kín với quy mô lớn.
Để nâng cao năng suất chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế hộ gia đình, đặc biệt tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đầu năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước đã tổ chức lớp đào tạo nghề “Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà” tại xã Minh Thành, huyện Chơn Thành.

Những năm qua, anh Nguyễn Văn Triết (sinh năm 1975), ngụ ấp 5, xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi, đem lại thu nhập trên 220 triệu đồng/năm.