Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lại Rộ Bắt Ốc Bươu Vàng Xuất Sang Trung Quốc

Lại Rộ Bắt Ốc Bươu Vàng Xuất Sang Trung Quốc
Ngày đăng: 02/10/2014

Từ đầu mùa lũ đến nay, nông dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ tất bật ra đồng bắt ốc bươu vàng (OBV) đem về luộc, sơ chế để bán cho các chủ vựa rồi xuất sang Trung Quốc.

Nghề trong lúc nông nhàn này giúp nông dân có thêm thu nhập và góp phần tiêu diệt loài động vật ngoại lai phá hoại mùa màng.

Nông dân Trần Văn Đáng ở ấp 4, xã Vị Thủy (Vị Thủy, Hậu Giang) đêm nào cũng đi dọc các cánh đồng ngập nước để bắt OBV. Công việc khá đơn giản chỉ cần dùng vợt vớt ốc nổi trên mặt nước nhưng mỗi đêm kiếm được hơn 50 kg. Ông Đáng cho biết: “Mùa này cách đồng nào không sản xuất lúa vụ 3 là nước ngập mênh mông nên ốc sinh sản rất nhanh. Ban đêm tôi đi vớt ốc còn ban ngày thì luộc, lể ra lấy thịt để bán cho thương lái tới tận nhà thu mua”.

Không chỉ ở Hậu Giang mà nhiều địa phương khác như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang… nông dân cũng tranh thủ ra đồng bắt OBV về bán cho thương lái. Trung bình 1 lao động kiếm được từ 150- 200 ngàn đồng/ngày.

Ông Nguyễn Văn Sáu, ngụ xã Long Bình (thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: Mùa này OBV rất nhiều nên nông dân tranh thủ ra đồng bắt đem về bán cho thương lái. Công việc không mấy nặng nhọc nhưng thu nhập cũng kha khá trong lúc nông nhàn.

Sau khi bắt ốc về sẽ lấy thịt sau đó có thương lái đến tận nhà cân với giá khoảng 11 ngàn đồng/kg thịt ốc, nếu muốn giá cao hơn thì chở qua các chủ vựa bên huyện Long Mỹ giáp ranh bán. Nghe nói toàn bộ phần thịt ốc sẽ được đem sang Trung Quốc bán làm thực phẩm.

Theo ông Sáu, hầu như năm nào nông dân cũng bắt OBV để làm thức ăn cho vịt, cá lóc còn thời gian gần đây mới bán cho thương lái.

Ông Lê Hoàng Thái, Trưởng phòng Kinh tế huyện Long Mỹ (Hậu Giang) cho biết: “Trên địa bàn huyện có một số cơ sở thu mua, chế biến thịt OBV tập trung ở xã Tân Phú, Long Phú. Khi hỏi các cơ sở này thì họ cho rằng sơ chế rồi bán cho một công ty trên TP. Hồ Chí Minh rồi xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc”.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, việc nông dân bắt OBV bán cho thương lái đã xuất hiện trong mấy năm gần đây đặc biệt là vào mùa lũ khi lượng OBV ngoài đồng rất nhiều. Đây là cách làm thủ công rất tốt giúp nông dân giảm chi phí tiêu diệt bằng hoá chất trong vụ lúa đông xuân sau lũ. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu nông dân thấy OBV giá cao, tổ chức nuôi sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết: “Ngành nông nghiệp hiện quản lý rất chặt chẽ và nghiêm cấm việc nông dân nuôi loài động vật ngoại lai này để vì mục đích kinh doanh. Vì vậy mấy năm nay tới mùa lũ nông dân ra đồng bắt OBV về bán cho những hộ dân làm thức ăn trong chăn nuôi hay bán cho các chủ vựa…"


Có thể bạn quan tâm

Mưa lớn gây ngập nhiều diện tích rau hoa Mưa lớn gây ngập nhiều diện tích rau hoa

Chiều 1/10, trận mưa lớn kéo dài trên diện rộng tại TP Đà Lạt và các vùng phụ cận gây ra tình trạng lụt cục bộ, làm ngập nhiều nhà cửa và diện tích rau, hoa của người dân.

04/10/2015
Bệnh thán thư hại chuối tiêu Bệnh thán thư hại chuối tiêu

Bệnh thán thư đang phát sinh gây hại mạnh một số vườn chuối tiêu (chuối lùn) ở các địa phương.

04/10/2015
Từ vườn tạp đến vườn cây ăn quả Từ vườn tạp đến vườn cây ăn quả

Từ khi chính quyền huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) quyết liệt thực hiện Đề án hỗ trợ cải tạo vườn tạp phát triển kinh tế vườn trên địa bàn, nhiều hộ nông dân đã thay đổi thói quen trồng trọt, biến những mảnh đất quanh năm phủ đầy cây dại trở thành những vườn cây cho quả ngọt bốn mùa.

04/10/2015
Tổ nông dân nuôi bò ở Thống Hạ Tổ nông dân nuôi bò ở Thống Hạ

Từ nguồn vốn đầu tư của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND - thuộc T.Ư Hội NDVN) cho vay dự án nuôi bò sinh sản, các hộ dân thôn Thống Hạ, xã Việt Thống, huyện Quế Võ (Bắc Ninh) đã tự tin mua bò giống, mở rộng chăn nuôi...

04/10/2015
Vụ Công ty Thuận Phong có dấu hiệu sản xuất phân bón giả đằng đẵng chờ kết quả Vụ Công ty Thuận Phong có dấu hiệu sản xuất phân bón giả đằng đẵng chờ kết quả

Sau 5 tháng điều tra vụ Công ty CP Sản xuất – thương mại Thuận Phong có dấu hiệu tổ chức sản xuất phân bón giả, đến nay cơ quan điều tra tỉnh Đồng Nai vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Hàng hóa của công ty bị niêm phong, cả trăm công nhân phải nghỉ việc.

04/10/2015