Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lại Rộ Bắt Ốc Bươu Vàng Xuất Sang Trung Quốc

Lại Rộ Bắt Ốc Bươu Vàng Xuất Sang Trung Quốc
Publish date: Thursday. October 2nd, 2014

Từ đầu mùa lũ đến nay, nông dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ tất bật ra đồng bắt ốc bươu vàng (OBV) đem về luộc, sơ chế để bán cho các chủ vựa rồi xuất sang Trung Quốc.

Nghề trong lúc nông nhàn này giúp nông dân có thêm thu nhập và góp phần tiêu diệt loài động vật ngoại lai phá hoại mùa màng.

Nông dân Trần Văn Đáng ở ấp 4, xã Vị Thủy (Vị Thủy, Hậu Giang) đêm nào cũng đi dọc các cánh đồng ngập nước để bắt OBV. Công việc khá đơn giản chỉ cần dùng vợt vớt ốc nổi trên mặt nước nhưng mỗi đêm kiếm được hơn 50 kg. Ông Đáng cho biết: “Mùa này cách đồng nào không sản xuất lúa vụ 3 là nước ngập mênh mông nên ốc sinh sản rất nhanh. Ban đêm tôi đi vớt ốc còn ban ngày thì luộc, lể ra lấy thịt để bán cho thương lái tới tận nhà thu mua”.

Không chỉ ở Hậu Giang mà nhiều địa phương khác như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang… nông dân cũng tranh thủ ra đồng bắt OBV về bán cho thương lái. Trung bình 1 lao động kiếm được từ 150- 200 ngàn đồng/ngày.

Ông Nguyễn Văn Sáu, ngụ xã Long Bình (thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: Mùa này OBV rất nhiều nên nông dân tranh thủ ra đồng bắt đem về bán cho thương lái. Công việc không mấy nặng nhọc nhưng thu nhập cũng kha khá trong lúc nông nhàn.

Sau khi bắt ốc về sẽ lấy thịt sau đó có thương lái đến tận nhà cân với giá khoảng 11 ngàn đồng/kg thịt ốc, nếu muốn giá cao hơn thì chở qua các chủ vựa bên huyện Long Mỹ giáp ranh bán. Nghe nói toàn bộ phần thịt ốc sẽ được đem sang Trung Quốc bán làm thực phẩm.

Theo ông Sáu, hầu như năm nào nông dân cũng bắt OBV để làm thức ăn cho vịt, cá lóc còn thời gian gần đây mới bán cho thương lái.

Ông Lê Hoàng Thái, Trưởng phòng Kinh tế huyện Long Mỹ (Hậu Giang) cho biết: “Trên địa bàn huyện có một số cơ sở thu mua, chế biến thịt OBV tập trung ở xã Tân Phú, Long Phú. Khi hỏi các cơ sở này thì họ cho rằng sơ chế rồi bán cho một công ty trên TP. Hồ Chí Minh rồi xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc”.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, việc nông dân bắt OBV bán cho thương lái đã xuất hiện trong mấy năm gần đây đặc biệt là vào mùa lũ khi lượng OBV ngoài đồng rất nhiều. Đây là cách làm thủ công rất tốt giúp nông dân giảm chi phí tiêu diệt bằng hoá chất trong vụ lúa đông xuân sau lũ. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu nông dân thấy OBV giá cao, tổ chức nuôi sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết: “Ngành nông nghiệp hiện quản lý rất chặt chẽ và nghiêm cấm việc nông dân nuôi loài động vật ngoại lai này để vì mục đích kinh doanh. Vì vậy mấy năm nay tới mùa lũ nông dân ra đồng bắt OBV về bán cho những hộ dân làm thức ăn trong chăn nuôi hay bán cho các chủ vựa…"


Related news

Trồng Nấm Linh Chi Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Trồng Nấm Linh Chi Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả

Chi phí đầu tư thấp, khâu chăm sóc nhẹ nhàng, được hỗ trợ về kỹ thuật, ổn định đầu ra… đó là những gì mà mô hình trồng nấm linh chi của Công ty TNHH MTV Hưng Lợi đã và đang mang đến cho bà con trong thời gian qua.

Tuesday. January 7th, 2014
Tăng Tốc Vụ Tôm Trên Đất Tôm - Lúa Tăng Tốc Vụ Tôm Trên Đất Tôm - Lúa

Nhìn cánh đồng lúa gần 1 ha trên vuông tôm đang bắt đầu đỏ đuôi, ông Năm Long (Nguyễn Văn Long), ấp Cái Sắn Vàm, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình (Cà Mau), đứng ngồi không yên.

Sunday. December 22nd, 2013
Quýt Đường Sẵn Sàng Cho Thị Trường Tết Quýt Đường Sẵn Sàng Cho Thị Trường Tết

Dự kiến, năm nay lượng quýt của gia đình ông Đà sẽ cung ứng đủ cho thị trường Tết tại Kbang và đáp ứng một phần tại thị trường thị xã An Khê. Giá quýt bán tại vườn đến nay đạt mức 20.000 đồng/kg.

Tuesday. January 7th, 2014
Thêm 2 Sản Phẩm Được Chứng Nhận VietGap Thêm 2 Sản Phẩm Được Chứng Nhận VietGap

Sản xuất hướng đến những quy chuẩn, tiêu chuẩn chính là điều mà nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang chú trọng thực hiện.

Tuesday. January 7th, 2014
Hỗ Trợ Phát Triển Chăn Nuôi, Ổn Định Đầu Ra Sản Phẩm Hỗ Trợ Phát Triển Chăn Nuôi, Ổn Định Đầu Ra Sản Phẩm

Câu lạc bộ (CLB) nuôi chim cút ở Hoài Nhơn (Bình Định) được thành lập từ năm 2004, từ 5 thành viên ban đầu, đến nay đã phát triển lên 16 thành viên, nuôi tổng số trên 100 ngàn con chim cút lấy trứng. Số hộ nuôi nhiều nhất là ở xã Hoài Thanh Tây, với 5 hộ, mỗi hộ nuôi từ 5.000 con trở lên.

Sunday. December 22nd, 2013