Kỹ Thuật Nuôi Vịt Hậu Bị (9-24 Tuần Tuổi) Giống Chuyên Thịt

Vịt phát triển dưới điều kiện ánh sáng, khí hậu tự nhiên, phải chú ý thời điểm vịt thay lông.
Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ. Nếu máng ăn, máng uống để ở ngoài chuồng nuôi thì phải có mái che tránh nắng, mưa.
Nước uống phải đầy đủ và sạch sẽ, đặc biệt nuôi vịt nhốt trên khô, không có nước bơi lội sẽ phải thay nước uống thường xuyên cho vịt.
1.Thức ăn
Thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng:
-Protein: 15,5%
-Năng lượng trao đổi: 2850-2900 Kcal/kg.
Lượng thức ăn:
9-11 tuần tuổi: 140gam/con/ngày.
12-14 tuần tuổi: 150gam/con/ngày.
15-17 tuần tuổi: 160gam/con/ngày.
18-20 tuần tuổi: 170gam/con/ngày.
21-22 tuần tuổi: 180gam/con/ngày.
23-24 tuần tuổi: 140gam/con/ngày.
Từ tuần tuổi thứ 23 trở đi cho ăn thức ăn của vịt đẻ. Thức ăn sử dụng loại hỗn hợp dạng viên hoặc thức ăn có sẵn của địa phương để nuôi vịt. Chỉ cho vịt ăn một lần trong ngày hết lượng thức ăn quy định.
2.Kiểm tra khối lượng vịt
Thường xuyên kiểm tra khối lượng vịt để điều chỉnh lượng thức ăn, tránh vịt quá to hoặc quá nhỏ, khối lượng trung bình vịt mái:
Tuần tuổi 10: 2,1-2,2 kg
Tuần tuổi 16: 2,4-2,5 kg
Tuần tuổi 24: 2,8-3,2 kg
Tuần tuổi 12: 2,2-2,3 kg
Tuần tuổi 20: 2,6-2,7 kg
3.Ánh sáng
Trước khi vịt đẻ 5 tuần tăng dần thời gian chiếu sáng sao cho đến khi vịt đẻ đạt thời gian chiếu sáng 16-18 giờ/ngày.
Kết thúc tuần 22 chọn vịt chuyển lên sinh sản. Tỷ lệ đực mái ghép 1/5.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 2 năm 2009, trang trại Sirathmpitak ở tỉnh Nakhon, phía bắc Thái Lan đã thu hoạch lứa vịt thịt đầu tiên được nuôi khô trong chuồng kín. Kết quả nuôi 120.000 con vịt thịt sau 45 ngày đã cho kết quả khả quan. Khối lượng cơ thể vịt bình quân đạt 3,3 kg/con, tỷ lệ nuôi sống 98,5% và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4 kg. Kết quả này cao hơn hẳn yêu cầu của công ty cổ phần hữu hạn Bangkok Ranch, công ty lớn nhất trong chăn nuôi vịt ở Thái Lan, đã kí hợp đồng với trang trại Sirathmpitak để thu mua vịt thịt phục vụ chế biến.

Cùng với giống vịt super M, vịt CV super M2 và M2 (i) là giống vịt chuyên thịt của Anh, có màu lông trắng, mỏ và chân màu vàng nhạt. Vịt thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau, có thể nuôi nhốt, chăn thả dưới nước hoặc nuôi cạn. Vịt thương phẩm nuôi nhốt 56 ngày tuổi hoặc kết hợp với chăn thả, 70 ngày tuổi đạt khối lượng 3-3,4kg/con. Vịt sinh sản có tuổi đẻ là 25 tuần, năng suất trứng 180-220 quả/67 tuần tuổi.

Ở ĐBSCL không xa lạ với nghề nuôi vịt đẻ chạy đồng. Sau các vụ lúa đông xuân và hè thu, trên những cánh đồng ở miền Tây vừa thu hoạch lúa xong có nhiều đàn vịt đến để tận dụng nhặt hạt thóc còn sót lại, ăn cua ốc, cải tạo độ phì nhiêu của đất. Nghề nuôi vịt đẻ chạy đồng vất vả, người nuôi phải chịu cảnh ăn bờ, ngủ bụi, lăn lóc gió mưa sương nắng, thường chỉ có cái chòi tạm với vài tấm bạt vài trăm mét lưới là dựng chuồng. Có chuyến chạy đồng phải xa nhà vài tháng, thường người có sức khỏe lực lưỡng mới kham nổi nghề này... Nhưng bù lại, nếu người nuôi chăm sóc tốt, áp dụng đúng qui trình kỹ thuật, sau một vụ chạy đồng 3 – 4 tháng, lãi ròng từ 30 – 40 triệu đồng (đàn vịt trên 2 ngàn con), do đó nghề này có thu nhập khá cao (lãi ròng 50 – 60%), nhưng cũng có nhiều người điêu đứng vì nuôi vịt đẻ chạy đồng, mà ông bà ta thường bảo : "Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt".

Bệnh giun chỉ ở vịt hay còn gọi là giun bìu, có tên khoa học là Avisoerpels Taiwana thường khiến vịt chậm phát triển, tiêu tốn thức ăn, phẩm chất thịt không đẹp mắt, mất giá... Chúng giống như những sợi chỉ nhỏ dài khoảng 1,2-8cm, ngang khoảng 0,08- 0,15mm, đằng trước và đằng sau thu nhỏ. Ký sinh trùng ký sinh ở vịt đẻ từ 3 - 8 tuần tuổi. Tỷ lệ vịt nhiễm ở độ tuổi này có khi chiếm 60 - 80%. Bệnh thường gặp vào mùa hè ở những vùng có nhiệt độ nóng bức.

Năm 2002, được sự giúp đỡ của Cty Grimaud Freres của Cộng hòa Pháp đã giúp cho Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đào tạo và chuyển giao công nghệ thụ tinh nhân tạo cho thủy cầm.