Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi vịt

Kỹ Thuật Nuôi Vịt Cv Super M2 Và M2

Kỹ Thuật Nuôi Vịt Cv Super M2 Và M2
Ngày đăng: 31/01/2013

Untitled Document<p>Cùng với giống vịt super M, vịt CV super M2 và M2 là giống vịt chuyên thịt của Anh, có màu lông trắng, mỏ và chân màu vàng nhạt. Vịt thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau, có thể nuôi nhốt, chăn thả dưới nước hoặc nuôi cạn. Vịt thương phẩm nuôi nhốt 56 ngày tuổi hoặc kết hợp với chăn thả, 70 ngày tuổi đạt khối lượng 3-3,4kg/con. Vịt sinh sản có tuổi đẻ là 25 tuần, năng suất trứng 180-220 quả/67 tuần tuổi.</p><p><strong>I. Nuôi vịt con (0-8 tuần tuổi)</strong> </p><p><strong>1. Chuồng nuôi:</strong> Chuồng nuôi phải thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, độn chuồng bằng trấu, phôi bào hoặc rơm, rạ khô và thường xuyên được thay chất độn. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ nhốt và nuôi vịt như: vây, ràng, cót máng ăn, uống nước... Thường xuyên vệ sinh máng ăn.</p><p><strong>2. Mật độ nuôi:</strong> Tuần đầu 30 con/m2, từ 2-4 tuần tuổi nuôi từ 10-20 con/m2, từ 4-8 tuần tuổi nuôi 6-8 con/m2. Nhiệt độ chuồng nuôi 3 ngày đầu 28-300C, sau giảm dần đến ngày thứ 10 trở đi đạt 20-220C.</p><p><strong>3. Ánh sáng:</strong> Vịt con cần chiếu sáng 24/24 giờ ở 2 tuần đầu, sau đó 18/24 giờ, ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên.</p><p><strong>4. Thức ăn:</strong> Thức ăn đảm bảo chất lượng với lượng protein 20-22%, từ 29 ngày tuổi đến khi giết thịt 18%. Có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên, gạo lật nấu cơm cho vịt con ăn; thóc sống hoặc luộc, ngô bung cho vịt choai, hậu bị, sinh sản trộn với bột cá, đỗ tương, Premik VTM, khoáng, tôm tép, cá, giun, cua, ốc... Dùng thêm rau xanh, bã bia cho vịt ăn.</p><p><strong>II. Nuôi vịt hậu bị (9-24 tuần tuổi):</strong></p><p><strong>1. Mật độ:</strong> Mật độ chuồng nuôi 4-5 con/m2, phải có sân chơi. Nuôi chăn thả phải có bãi chăn và có nơi cho vịt tránh nắng, mưa. Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ. Vịt được nuôi dưới điều kiện ánh sáng, khí hậu tự nhiên, phải chú ý đến thời điểm thay lông. Nước uống phải đầy đủ, sạch sẽ, với vịt nuôi cạn phải thay nước uống thường xuyên.</p><p><strong>2. Thức ăn: </strong></p><p>-Phải đảm bảo dinh dưỡng với lượng protein là 15,5%, từ 9-11 tuần tuổi với lượng 140g/con/ngày; 12-15 tuần tuổi là 15g/con/ngày; 16-18 tuần tuổi là 160g/con/ngày; 19-22 tuần tuổi là 170g/con/ngày và 23-24 tuần tuổi 180g/con/ngày. </p><p> -Từ tuần 23 trở đi cho ăn thức ăn của vịt đẻ. Sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp dạng viên, thức ăn có sẵn để nuôi vịt. Chỉ cho vịt ăn 1 lần trong một ngày hết lượng thức ăn quy định.</p><p><strong>3. Kiểm tra khối lượng vịt:</strong> Thường xuyên kiểm tra khối lượng vịt để tránh vịt quá to hoặc quá nhỏ, khối lượng trung bình vịt mái từ tuần tuổi 10 là 2,1kg, tuần tuổi 12 là 2,2kg, tuần tuổi 16 là 2,5kg, tuần tuổi 20 là 2,65kg, tuần tuổi 24 là 2,8kg.</p><p><strong>4. Ánh sáng:</strong> Trước khi vịt đẻ 5 tuần tăng dần thời gian chiếu sáng sao cho khi vịt đẻ đạt thời gian chiếu sáng 16-18 giờ/ngày. Kết thúc tuần 22 chọn vịt chuyển lên sinh sản. Tỉ lệ đực mái ghép là 1/5.</p><p><strong>III. Nuôi vịt đẻ</strong></p><p> <strong>1. Chuồng trại:</strong> Chuồng phải khô ráo, lớp độn chuồng phải dày từ 10-15cm, hàng ngày bổ sung thêm độn chuồng. Chuồng không bị mưa hắt, nắng không chiếu sáng trực tiếp vào ổ đẻ.</p><p><strong>- Thời gian chiếu sáng:</strong> từ 16-18 ngày.</p><p><strong>2. Mật độ: </strong>Mật độ vịt với chuồng có sân chơi hoặc có bãi chăn. Chuồng nuôi 3- 4 con/m2. Nên nhốt 150-200 con một đàn.</p><p><strong>3. Thức ăn: </strong>Thức ăn phải đủ chất lượng, nhu cầu dinh dưỡng cho vịt đẻ với lượng protein 18,5-19,5%. Vịt đẻ quả trứng đầu tăng lượng thức ăn sao cho 7 ngày sau vịt ăn tự do vào ban ngày.</p><p><strong>4. Nước uống: </strong>Cung cấp đủ nước uống sạch sẽ cho vịt. Máng uống không đặt quá xa nơi cho vịt ăn. Vịt nuôi cạn phải thay nước thường xuyên.</p><p><strong>5. Thu nhặt trứng:</strong> Thu nhặt trứng vào buổi sáng từ 6-8 giờ. Nếu trứng bẩn phải vệ sinh trứng trước khi chuyển vào bảo quản.</p>

Có thể bạn quan tâm

Các dòng vịt siêu thịt mới Các dòng vịt siêu thịt mới

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA vừa thành công chọn tạo các dòng vịt siêu thịt mới

05/04/2018
Vắc-xin đơn được phát triển cho cúm gia cầm và viêm ruột kết ở vịt Vắc-xin đơn được phát triển cho cúm gia cầm và viêm ruột kết ở vịt

Vương quốc Anh, ngày 28 tháng 3 năm 2018 - Viện Pirbright đã phát triển một loại vắc xin đơn cho cả virut cúm gia cầm và viêm ruột kết ở vịt.

08/05/2018
Kinh nghiệm nuôi vịt trời mát tay của chủ trại Ninh Bình Kinh nghiệm nuôi vịt trời mát tay của chủ trại Ninh Bình

Chuồng trại lót trấu trộn vi sinh khử mùi, tiêm phòng văcxin đủ liều... giúp đàn vịt trời vạn con của anh Miền khỏe mạnh.

29/05/2018
Một số bệnh ngỗng thường mắc và cách phòng trị Một số bệnh ngỗng thường mắc và cách phòng trị

Một số bệnh ngỗng thường mắc và cách phòng trị: Bệnh tụ huyết trùng, Bệnh cúc khuẩn, Bệnh không tiêu, Bệnh cắn lông, rỉa lông, Bệnh dịch tả vịt lây sang ngỗng

04/06/2018
Bệnh nhiễm trùng huyết ở vịt Bệnh nhiễm trùng huyết ở vịt

Bệnh nhiễm trùng huyết ở vịt ( Riemerellosis) hay còn gọi là bệnh bại huyết là tình trạng vi trùng xâm nhập vào máu, gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn

19/06/2018