Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi vịt

Kỹ Thuật Nuôi Vịt Hậu Bị (9-24 Tuần Tuổi) Giống Chuyên Thịt

Kỹ Thuật Nuôi Vịt Hậu Bị (9-24 Tuần Tuổi) Giống Chuyên Thịt
Publish date: Tuesday. August 27th, 2013

Vịt phát triển dưới điều kiện ánh sáng, khí hậu tự nhiên, phải chú ý thời điểm vịt thay lông.

Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ. Nếu máng ăn, máng uống để ở ngoài chuồng nuôi thì phải có mái che tránh nắng, mưa.

Nước uống phải đầy đủ và sạch sẽ, đặc biệt nuôi vịt nhốt trên khô, không có nước bơi lội sẽ phải thay nước uống thường xuyên cho vịt.

1.Thức ăn

Thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng:

-Protein: 15,5%

-Năng lượng trao đổi: 2850-2900 Kcal/kg.

Lượng thức ăn:

9-11 tuần tuổi: 140gam/con/ngày.

12-14 tuần tuổi: 150gam/con/ngày.

15-17 tuần tuổi: 160gam/con/ngày.

18-20 tuần tuổi: 170gam/con/ngày.

21-22 tuần tuổi: 180gam/con/ngày.

23-24 tuần tuổi: 140gam/con/ngày.

Từ tuần tuổi thứ 23 trở đi cho ăn thức ăn của vịt đẻ. Thức ăn sử dụng loại hỗn hợp dạng viên hoặc thức ăn có sẵn của địa phương để nuôi vịt. Chỉ cho vịt ăn một lần trong ngày hết lượng thức ăn quy định.

2.Kiểm tra khối lượng vịt

Thường xuyên kiểm tra khối lượng vịt để điều chỉnh lượng thức ăn, tránh vịt quá to hoặc quá nhỏ, khối lượng trung bình vịt mái:

Tuần tuổi 10: 2,1-2,2 kg

Tuần tuổi 16: 2,4-2,5 kg

Tuần tuổi 24: 2,8-3,2 kg

Tuần tuổi 12: 2,2-2,3 kg

Tuần tuổi 20: 2,6-2,7 kg

3.Ánh sáng

Trước khi vịt đẻ 5 tuần tăng dần thời gian chiếu sáng sao cho đến khi vịt đẻ đạt thời gian chiếu sáng 16-18 giờ/ngày.

Kết thúc tuần 22 chọn vịt chuyển lên sinh sản. Tỷ lệ đực mái ghép 1/5.


Related news

Bệnh Phù Đầu Vịt Bệnh Phù Đầu Vịt

Bệnh phù đầu còn gọi là bệnh dịch tả vịt, do vi-rút thuộc nhóm Herpes gây ra. Bệnh này có đặc điểm là tốc độ lây lan nhanh, tỉ lệ chết cao (70%-90%). Dấu hiệu biểu hiện của bệnh là đột nhiên ủ rũ, bỏ ăn, phân lỏng nhiều màu sắc (xanh, vàng, trắng có lẫn máu), đầu sưng, lỗ huyệt lòi.

Thursday. December 29th, 2011
Nuôi Vịt Chạy Đồng Nuôi Vịt Chạy Đồng

Những năm qua, người dân đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu Tứ giác Long Xuyên, không ai còn lạ gì với nghề nuôi vịt chạy đồng. Sau từng mùa vụ lúa ĐX và HT, trên những cánh đồng ở miền Tây Nam bộ mới vừa thu hoạch lúa xong là có nhiều đàn vịt (từ hàng trăm đến hàng ngàn con vịt) đưa mỏ rút rỉa vào từng gốc rạ, đống rơm để tìm những hạt lúa rơi rụng. Theo nhiều người nuôi vịt chạy đồng ở Đồng Tháp cho biết: Nghề nuôi vịt chạy đồng rất vất vả và cực nhọc. Người nuôi phải chịu cảnh ăn bờ, ngủ bụi, lăn lóc gió mưa, sương nắng và mỗi chuyến chạy đồng phải xa nhà cả tháng. Nếu người nuôi cần cù chăm sóc, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng ngừa bệnh cho vịt kịp thời, cho vịt ăn no đủ ..., sau khoảng trên dưới 3 tháng tuổi, tỷ lệ hao hụt do vịt chết từ 15% - 20%/tổng đàn vịt thì vẫn có lời. Tùy theo người nuôi ít hay nhiều, có người lời từ 1 - 2 triệu đồng đến vài chục triệu đồng.

Wednesday. December 28th, 2011
Kỹ Thuật Nuôi Vịt Siêu Thịt Kỹ Thuật Nuôi Vịt Siêu Thịt

Vịt siêu thịt dòng CV-Super-M có nguồn gốc từ Anh là giống vịt có năng suất, chất lượng cao, trọng lượng trung bình đạt 3,2kg. Vịt có thể nuôi được quanh năm.

Thursday. January 31st, 2013
Kỹ Thuật Nuôi Vịt Cv Super M2 Và M2 Kỹ Thuật Nuôi Vịt Cv Super M2 Và M2

Chuồng phải khô ráo, lớp độn chuồng phải dày từ 10-15cm, hàng ngày bổ sung thêm độn chuồng. Chuồng không bị mưa hắt, nắng không chiếu sáng trực tiếp vào ổ đẻ.

Thursday. January 31st, 2013
Phòng Và Trị Bệnh Ở Vịt Phòng Và Trị Bệnh Ở Vịt

Bệnh giun chỉ ở vịt hay còn gọi là giun bìu, có tên khoa học là Avisoerpels Taiwana thường khiến vịt chậm phát triển, tiêu tốn thức ăn, phẩm chất thịt không đẹp mắt, mất giá

Thursday. January 31st, 2013