Nuôi Vịt Chạy Đồng
Những năm qua, người dân đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu Tứ giác Long Xuyên, không ai còn lạ gì với nghề nuôi vịt chạy đồng. Sau từng mùa vụ lúa ĐX và HT, trên những cánh đồng ở miền Tây Nam bộ mới vừa thu hoạch lúa xong là có nhiều đàn vịt (từ hàng trăm đến hàng ngàn con vịt) đưa mỏ rút rỉa vào từng gốc rạ, đống rơm để tìm những hạt lúa rơi rụng. Theo nhiều người nuôi vịt chạy đồng ở Đồng Tháp cho biết: Nghề nuôi vịt chạy đồng rất vất vả và cực nhọc. Người nuôi phải chịu cảnh ăn bờ, ngủ bụi, lăn lóc gió mưa, sương nắng và mỗi chuyến chạy đồng phải xa nhà cả tháng. Nếu người nuôi cần cù chăm sóc, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng ngừa bệnh cho vịt kịp thời, cho vịt ăn no đủ ..., sau khoảng trên dưới 3 tháng tuổi, tỷ lệ hao hụt do vịt chết từ 15% - 20%/tổng đàn vịt thì vẫn có lời. Tùy theo người nuôi ít hay nhiều, có người lời từ 1 - 2 triệu đồng đến vài chục triệu đồng.
Ước tính, ở huyện vùng sâu Tam Nông hiện có hơn 200.000 con vịt nuôi thả đồng, còn ở huyện Tháp Mười, Thanh Bình... tỉnh Đồng Tháp mỗi huyện cũng có khoảng trên dưới 250.000 con vịt nuôi thả đồng. Căn cứ vào thời vụ canh tác lúa mà nông dân chọn thời điểm nuôi thích hợp để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên. Nhiều người khi chuẩn bị thu hoạch lúa ĐX đã tranh thủ mua vịt con giống tốt đem về thả đồng, vừa tiêu diệt các loại côn trùng có hại trên ruộng lúa, giúp lúa sinh trưởng tốt, vừa tạo thêm nguồn thu nhập rất đáng kể. Anh Nguyễn Trọng Đức - ở ấp Tân Thuận thị trấn Thanh Bình có 16 công ruộng, mỗi năm canh tác 2 vụ lúa. Anh thả 1.200 con vịt vào ruộng lúa đúng các thời điểm thích hợp và luôn theo dõi quá trình tăng trưởng cũng như chăm sóc, phòng trị bệnh cho đàn vịt kịp thời. Nhờ đó, anh Đức có nguồn thu nhập từ nghề nuôi vịt chạy đồng hơn 15 triệu đồng...
Nghề nuôi vịt chạy đồng đã và đang giúp không ít hộ nghèo ở vùng quê Đồng Tháp có nguồn thu nhập đáng kể như gia đình anh Thanh ở xã Phú Thọ, vợ chồng anh Lượm - chị Lũy ở xã Tân Mỹ, anh Sáu Quý ở xã Tân Thạnh, anh Tư Thuận ở thị trấn Tràm Chim, anh Tự, anh Bòn ở thị trấn Thanh Bình... và còn nhiều hộ thoát nghèo vươn lên khá giả nữa...
Có thể bạn quan tâm
Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau là chính, ít dùng lương thực. Nuôi trong 4-8 tháng ngỗng đã cho thu hoạch 4-7kg.
Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Độn chuồng bằng trấu, phoi bào hoặc rơm, rạ khô không bị hôi, mốc.
Nước uống phải đầy đủ và sạch sẽ, đặc biệt nuôi vịt nhốt trên khô, không có nước bơi lội sẽ phải thay nước uống thường xuyên cho vịt.
Vịt Xiêm dễ nuôi, kháng bệnh tốt, ít bệnh tật, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao, thịt có màu đỏ thơm ngon, hấp dẫn. Lúc trưởng thành con trống có trọng lượng: 4 - 6 kg, con mái từ 3 - 4 kg. Sau 7 - 8 tuần nuôi là có thể giết thịt. Có thể cho vịt Xiêm ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với các loại phụ phẩm nông nghiệp để tiết kiệm chi phí.
Bệnh gây ra do một loại virus cúm. Bệnh liên quan đến sức đề kháng của vịt, thường gặp ở những chuồng lạnh, ẩm, dơ, thức ăn có chất lượng kém. Vịt con từ 1-25 ngày tuổi dễ mắc bệnh nhứt. Bệnh lây qua thức ăn nuớc uống hay qua không khí ô nhiễm.