Kỹ Thuật Nuôi Vịt Siêu Thịt

Vịt siêu thịt dòng CV-Super-M có nguồn gốc từ Anh là giống vịt có năng suất, chất lượng cao, trọng lượng trung bình đạt 3,2kg. Vịt có thể nuôi được quanh năm.
I. Chuẩn bị chuồng trại và dụng cụ nuôi (áp dụng với số lượng 100 con vịt)
-Diện tích chuồng nuôi khoảng 20 m2, chuồng phải cao ráo, thoáng mát.
-Trong những ngày nhiệt độ lên cao thì nên bố trí cho chuồng 2 chiếc quạt thông gió.
-Các dụng cụ nuôi gồm có: nhiệt kế (1 chiếc), mẹt tre cho ăn (2 chiếc) với đường kính 0,8-1m, máng uống tròn loại 2 lít (2 chiếc), máng ăn loại dài 70cm, rộng 50cm, cao 20cm (2 chiếc), máng uống loại 8 lít (1 chiếc). Ngoài ra, trong chuồng nuôi nên bố trí thêm sân chơi, bể tắm cho vịt.
II. Chăm sóc, nuôi dưỡng
Có thể chăn nuôi vịt theo 2 phương pháp chính:
-Chăn thả là chính:
+Trước khi thả vịt vào chuồng 3 ngày cần trộn vào đất chuồng bằng mùn cưa và sưởi ấm ở nhiệt độ 31-32 độ C.
+Vịt 1 ngày tuổi chỉ cho uống nước sạch có pha Bcomlếch + đường glucô 5% + kháng sinh đa giá để phòng bệnh tiêu chảy.
+Đến 2-3 ngày tuổi cho vịt ăn bún hoặc cơm nhúng nước. Mật độ nuôi tuần đầu 40-60 con/m2, sang tuần thứ 2 giảm xuống còn 30-40 con/m2. Tập cho vịt làm quen với nước khi trời ấm >30 độ C, cho vịt tắm 5-30 phút và tập ăn rau xanh.
+Từ ngày 16-25 tập cho vịt ăn thêm gạo và từ ngày 26 trở đi bắt đầu thả vịt ra ngoài đồng.
- Nuôi nhốt là chính:
Cách chăm sóc cũng tương tự như trên, nhưng chỉ thả vịt ở trong vườn và tắm ở bể (mỗi ngày thay nước 1-2 lần), cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn thẳng đã được chế biến sẵn.
- Phòng bệnh cho vịt:
Tiêm phòng vaccin dịch tả cho vịt ở ngày tuổi 14-15, tiêm phòng vaccin tụ huyết trùng 2 lần cách nhau 15-20 ngày khi vịt đã được 25 ngày tuổi. Trừ các bệnh khác như E.Coli, tiêu chảy, thương hàn, hô hấp bằng các loại thuốc đặc hiệu: BiO, Nafa... Khi đàn vịt bị nhiễm bệnh cần tách riêng những con bị bệnh nặng nhốt riêng, điều trị 3-5 ngày cho khỏi rồi mới thả chung vào đàn. Những con còn lại cho uống liều phòng (bằng 1/2 liều trị), thời gian 1-2 ngày/lần.
Sau mỗi lứa nuôi cần tiến hành khử trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi bằng các loại thuốc như BiO-Step-T, BKA, Virkon, formon... Trước khi nuôi đàn kế tiếp để trống chuồng 10-15 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Chuồng phải khô ráo, lớp độn chuồng phải dày từ 10-15cm, hàng ngày bổ sung thêm độn chuồng. Chuồng không bị mưa hắt, nắng không chiếu sáng trực tiếp vào ổ đẻ.

Bệnh giun chỉ ở vịt hay còn gọi là giun bìu, có tên khoa học là Avisoerpels Taiwana thường khiến vịt chậm phát triển, tiêu tốn thức ăn, phẩm chất thịt không đẹp mắt, mất giá

Trứng vịt để ấp phải có vỏ sạch sẽ, không sần sùi, không có mầm vôi trên vỏ trứng, không có vết rạn nứt, những vết bẩn nhỏ do dính phấn hoặc đất phải chùi khô, hình dáng trứng cân đối, không được quá tròn, quá dài hoặc méo mó, trọng lượng trứng phải đạt tiêu chuẩn: vịt ta 62-58g, vịt Bắc Kinh 70-90g.

Vịt cỏ là một trong những giống vịt nuôi lâu đời nhất và phổ biến nhất ở nước ta. Vịt cỏ có nguồn gốc từ vịt trời được thuần hoá tự nhiên.

Bệnh giun chỉ ở vịt hay con gọi là bệnh u bướu vịt gây ra bởi Avioserpen Taiwana. Đây là một loại ký sinh trùng khu trú dưới da cổ, hầu, đùi… của vịt tạo thành các khối u. Chính điều này làm cho vịt chậm lớn, còi cọc do mất chất dinh dưỡng, đồng thời với những khối u to dưới hầu, cổ chèn ép làm vịt khó thở, khó tiêu hoá, các trường hợp nặng có thể dẫn đến chết. Bệnh thường gặp vào mùa hè, lưu hành ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Đài Loan…