Cách Phân Biệt Vịt Đực, Vịt Cái
Trong nghề nuôi vịt sinh sản, việc chọn con cái lúc mới nở để làm giống rất có ý nghĩa kinh tế đặc biệt là nuôi vịt giống tốt, phẩm cấp giống cao.
Nuôi vịt với mật độ cao, nhất là về mùa lạnh, nếu phòng chống rét không tốt, vệ sinh chuồng trại kém, môi trường nuôi bị ô nhiễm, sức đề kháng của cơ thể vịt giảm chúng thường bị bệnh về đường hô hấp CRD (hen phế quản), bệnh hay bị ở thể mãn tính các loại thuốc thú y điều trị bệnh này hiệu quả thường không cao.
Vịt mới nở chọn những con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, mắt sáng, lông bông, không khoèo chân, hở rốn, vẹo mỏ, không nhỏ quá để nuôi làm giống.
Xin giới thiệu kinh nghiệm chọn vịt đực, vịt cái và cách phòng trị bệnh hen phế quản có hiệu quả cho vịt.
Cách phân biệt giới tính vịt: Vịt đực thường thấy đầu to, đít bé, kêu to, tiếng đục hơi khàn, mắt tròn, màu nâu nhạt; nhìn thấy rõ một vòng tròn vàng màu đồng thau viền xung quanh lòng đen; ấn nhẹ bộ phận sinh dục thấy thò ra một ống nhỏ đó là bộ phận giao cấu với con cái sau này.
Vịt cái đầu nhỏ đít to hơn vịt đực, mắt vịt cái có màu nâu sẫm, có vòng vàng sẫm viền xung quanh lòng đen; dùng tay ấn nhẹ bộ phận sinh dục không thấy có ống giao cấu thò ra.
Có thể bạn quan tâm
Một số bệnh ngỗng thường mắc và cách phòng trị: Bệnh tụ huyết trùng, Bệnh cúc khuẩn, Bệnh không tiêu, Bệnh cắn lông, rỉa lông, Bệnh dịch tả vịt lây sang ngỗng
Bệnh nhiễm trùng huyết ở vịt ( Riemerellosis) hay còn gọi là bệnh bại huyết là tình trạng vi trùng xâm nhập vào máu, gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn
Mô hình nuôi vịt đẻ do Trạm Khuyến nông Nam Sách, Hải Dương đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ năm 2015.
Đây là giống vịt siêu nạc, thịt dày và thơm ngon, thời gian nuôi gần 2 tháng là xuất chuồng, thích nghi tốt với điều kiện nuôi trên cạn.
Hiện nay, ở nước ta nuôi vịt trời đang là mô hình nuôi đặc sản mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Tuy nhiên, người nuôi vẫn chưa nắm được các kỹ thuật