Người Trồng Quýt Ngọt Trên Đất Cằn Nam Sơn (Hòa Bình)

Lần đầu tiên, ông Hà Văn Hưng ở xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc - Hòa Bình) được cầm món tiền lớn nhất trong đời. Ấy là những tháng đầu năm 2014 khi vụ thu hoạch quýt ngọt vừa kết thúc. Với thu nhập tới vài trăm triệu đồng từ mùa quýt bội thu, ông mừng mừng, tủi tủi bởi sau bao năm tháng vất vả gây dựng, vùng đất sỏi đá, cằn cỗi này đã không phụ công người làm nên mùa quả ngọt.
Đưa chúng tôi đi thăm đồi quýt ở tận cùng xóm Bái có địa hình tương đối thẳng đứng, mấp mô, ông Hưng bồi hồi kể: Khu đồi này trước đây ông mua của một người quen đã chuyển vào miền Nam sống. Vì đất dốc lại ít nước nên từ năm 2000 trở về trước gần như bỏ không, thời điểm canh tác cũng rất phập phù.
Ông cũng từng trồng một số cây quýt - loại quýt cổ bản địa trên diện tích này nhưng hiệu quả kinh tế không đáng kể. Thu nhập chính của gia đình suốt ngần ấy năm chỉ trông vào một ít đất ruộng cấy lúa, chăn nuôi vài con lợn, con gà, kinh tế chủ yếu tự cấp, tự túc.
Năm 2004, dự án trồng thử nghiệm quýt ngọt đã đến với người dân vùng cao Nam Sơn, ông Hưng là một trong những hộ tiên phong tham gia dự án. Thời điểm đó, số cây giống được dự án hỗ trợ 50 cây/hộ. Những năm kế tiếp, ông lặn lội về thành phố, tìm đến Công ty Giống cây trồng Phương Huyền mua thêm giống ghép quýt ngọt về trồng.
Không ngại đất cằn, đất dốc, một mặt ông dày công vun xới từng gốc quýt, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn, hướng dẫn. Mặt khác, ông tìm nguồn nước, dùng ống nhựa dẫn nước từ trên núi về. Đào ao tích nước mất cả tháng trời, cuối cùng ông cũng thở phào vì đã giải quyết xong vấn đề nan giải nhất, đó là đảm bảo tưới nước cho loại cây ăn quả ưa nước này.
600 cây quýt hiện đã được ông Hưng trồng trên vùng đất không mấy thuận lợi này, trong đó có khoảng 400 cây mới, 200 gốc đã cho thu quả bói từ năm đầu năm 2012. Đến đầu năm 2013, ông Hưng thu được gần 5 tấn quả, thu nhập trên 100 triệu đồng. Năm nay, quýt nhà ông cho sai quả nhất từ trước đến nay với mỗi cây chiết cho thu 60 - 70 kg quả, có cây to, nhiều cành, sai quả cho thu đến hàng tạ quả. Ông Hưng phấn khởi cho biết: Quýt vụ này bán được giá, thương lái lên vùng cao thu mua quýt tại vườn, giá bán buôn 28.000 đồng/kg. Trừ chi phí đầu tư chăm sóc, người trồng quýt ngọt cầm chắc thu lãi 2 phần.
Tết Nguyên đán vừa qua cũng là lúc gia đình ông Hưng hoàn tất kỳ thu hái quýt, nhẩm tính sản lượng thu cả vụ đạt hơn 10 tấn quả, tăng hơn gấp đôi so với vụ thu hoạch trước, giá bán lại cao hơn. Nhờ nỗ lực chuyển đổi, không quản khó nhọc đầu tư, chăm sóc, ông Hưng đã cải tạo vùng đất hoang hóa, bạc màu, tìm ra giống cây trồng phù hợp với khí hậu, có giá trị kinh tế cao, từng bước tạo lập cuộc sống vững vàng, đi lên làm giàu từ trồng quýt ngọt.
Có thể bạn quan tâm

Với trên 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ, việc đảm bảo lợi ích cho người nông dân trước sức ép cạnh tranh khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trở thành bài toán nan giải.

Khoảng những năm 2009 - 2011, phong trào nuôi nhím trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) phát triển rầm rộ

Nhờ áp dụng công nghệ trong chăn nuôi lợn, ông Trịnh Duy Tân, ở xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã trở thành tỷ phú.

Với ý tưởng sáng tạo mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội, mô hình “Chăn nuôi gà an toàn theo chuỗi giá trị” của tác giả Nguyễn Quốc Kiệt, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công
Chiều ngày 14/9, Công an huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp xác nhận, khoảng 15 giờ, ngày 13/9, chiếc sà lan biển kiểm soát CT-06968 trong lúc lưu thông trên sông Tiền.