Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai Lang Trúng Mùa, Được Giá Ở Tuy Hòa (Phú Yên)

Khoai Lang Trúng Mùa, Được Giá Ở Tuy Hòa (Phú Yên)
Ngày đăng: 30/03/2013

Thời điểm này, nhiều hộ nông dân ở thôn Xuân Dục, Chính Nghĩa, xã An Phú, TP Tuy Hòa (Phú Yên) đang vào chính vụ thu hoạch khoai lang với niềm vui được giá.

 
Cánh đồng Xuân Dục trước đây khô khốc, nông dân chỉ gieo trồng 1 vụ lúa rồi bỏ hoang. Nhờ tiếp cận được mô hình xen canh, nông dân đào giếng tìm nguồn nước sản xuất 3 vụ/năm: Lúa - rau dưa - khoai lang. Theo nhiều người dân có đất canh tác tại đây, so với lúa, rau dưa thì khoai lang cho thu nhập cao nhất. 
Khoai lang trồng trên đất cát pha nên thuận lợi trong khâu thu hoạch. Gia đình chị Trần Thị Hương ở thôn Chính Nghĩa có 3 người, một buổi thu hoạch xong 1 sào khoai, cho sản lượng 1 tấn, thương lái vào tận ruộng mua giá 8.000 đồng/kg, cao hơn năm trước 2.000 đồng/kg. Chỉ riêng vụ khoai năm nay, trừ chi phí xong, chị Hương thu nhập khoảng 7 triệu đồng. 
Cạnh đó, gia đình chị Nguyễn Thị Thủy trồng 3 sào, thu hoạch được 3 tấn khoai, trừ chi phí, thu nhập trên 20 triệu đồng. Nhiều người sau khi thu hoạch khoai không bán cho thương lái mà dựng chòi ven đường Lê Duẩn nối dài bán với giá 10.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Trọng, một người trồng khoai, giải thích: “Nếu chịu khó ngồi bán lẻ sẽ có thêm 2 triệu đồng/sào. Số tiền này bằng thu nhập của một vụ trồng rau vì chi phí trồng rau cao, đặc biệt năm gặp hạn phải cần nhiều công tưới nước”. Chị Trần Thị Thanh 
Hương cũng cho biết, trồng 2 sào khoai, khi bán lẻ có thêm 2 triệu đồng so với bán sỉ tại ruộng. Chị còn mua khoai những người xung quanh để bán lại lấy lời. “Lấy công làm lời, một ngày tôi bán vài tạ. Khoai lang khi nấu ăn rất ngọt, củ không bị sùng (sâu bệnh) nên được nhiều người mua”, chị Hương nói. Nhiều người bán khoai lang ở đây cho biết, trên cánh đồng này thu hoạch hàng trăm tấn khoai lang nhưng cũng chỉ đủ bán cho người dân trong TP Tuy Hòa và một số xã ở huyện Tuy An. Nhiều thương lái đến hỏi mua xuất ra ngoài tỉnh nhưng người dân không có đủ số lượng khoai để cung cấp. 
Ông Trần Thanh Quận, Phó chủ tịch UBND xã An Phú cho biết: “Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ kinh phí để nông dân học kỹ thuật trồng khoai lang, dưa hấu phủ bạt, rau sạch và chăn nuôi bò, chăm sóc lúa giống. Từ các mô hình này, người dân đã chuyển một số diện tích sản xuất lúa bấp bênh sang trồng các loại rau màu mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng/ha”.


Có thể bạn quan tâm

Khi nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật Khi nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật

Họ đều là những người nông dân từng gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm trong phát triển kinh tế...

02/10/2015
Chậm và nhiều vướng mắc trong cấp Giấy chứng nhận trang trại chăn nuôi Chậm và nhiều vướng mắc trong cấp Giấy chứng nhận trang trại chăn nuôi

Mặc dù đã hơn 4 năm triển khai Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp Giấy chứng nhận (GCN) kinh tế trang trại, song đến nay, kết quả đạt được vẫn chưa cao.

02/10/2015
Không để bùng phát dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm Không để bùng phát dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm

Theo Chi cục Thú y Hậu Giang, từ đầu năm đến nay, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm và thủy sản buộc phải công bố dịch theo quy định như lở mồm long móng, tai xanh, nhất là cúm gia cầm không xảy ra trên địa bàn tỉnh.

02/10/2015
Sẽ đầu tư xưởng sơ chế tại Hợp tác xã ca cao Thống Nhất Sẽ đầu tư xưởng sơ chế tại Hợp tác xã ca cao Thống Nhất

Theo Hợp tác xã ca cao Thống Nhất (Đồng Nai), dự án quy hoạch khu sơ chế ca cao của đơn vị đã được tỉnh phê duyệt.

02/10/2015
Thông tin dịch hại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Thông tin dịch hại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Đến cuối tháng 9/2015, lúa hè thu chính vụ ở Sóc Trăng đã thu hoạch trên 44.000 ha, diện tích còn lại là 56.000 ha, tập trung ở 2 huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và 1 phần ở huyện Châu Thành.

02/10/2015