Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khủng Hoảng Vùng Nguyên Liệu

Khủng Hoảng Vùng Nguyên Liệu
Ngày đăng: 28/07/2014

Đồng Nai đã hình thành được một số chuỗi liên kết giữa sản xuất và chế biến trong nông nghiệp, như: cây điều, cây mía, ca cao…

Việc giữ vùng nguyên liệu cho ngành chế biến rất quan trọng. Tuy nhiên, các vùng nguyên liệu trên đang dần bị thu hẹp vì hiệu quả kinh tế thấp.

* Thiếu nguyên liệu ngay vùng nguyên liệu 

Với khoảng 44.770 hécta, cây điều đang đứng ở tốp đầu về diện tích canh tác tại Đồng Nai và cả nước. Đây vẫn là cây trồng chủ lực của tỉnh vì theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm phát triển cây điều của cả nước.

Nhưng lợi nhuận thấp là nguyên nhân khiến nông dân chặt bỏ cây điều và tình trạng này vẫn đang tiếp tục xảy ra. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu điều trong nước chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu của ngành chế biến. Khó khăn vì thiếu nguyên liệu sản xuất cũng là tình trạng chung của ngành chế biến mía đường và ca cao.

Ông Nguyễn Tiến Cường, Phó tổng giám đốc Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An, cho biết vấn đề lo lắng nhất hiện nay của nhà máy là thiếu nguyên liệu chế biến.

Năm 2013, nhà máy ép được 250 ngàn tấn mía, chỉ đáp ứng hơn 2/3 công suất hoạt động và cần mở rộng hàng ngàn hécta mía mới đáp ứng đủ nhu cầu chế biến. “Chúng tôi đang có nhiều chương trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang cây mía, tập trung tại các huyện: Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, Trảng Bom.

Do đa số nông dân trồng mía với diện tích nhỏ lẻ khiến lợi nhuận từ cây trồng này chưa cao. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng cánh đồng mẫu lớn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật và máy móc nhằm tăng năng suất, chất lượng” - ông Cường nói.

* Đi tìm lời giải

Trước mắt, nhiều địa phương lẫn nông dân đang chọn cách tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất để giữ vùng nguyên liệu nhằm đối phó với việc các vùng nguyên liệu dần biến mất do giá đầu ra thấp.

Anh Đặng Trường Khanh, Giám đốc Công ty TNHH ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán), chia sẻ: “Doanh nghiệp đã đầu tư mạnh về máy móc, thiết bị tăng công suất chế biến rượu và các sản phẩm từ ca cao lên gấp nhiều lần so với trước. Nhờ chủ động được khâu sản xuất, thời gian qua, doanh nghiệp luôn đảm bảo bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá tốt, ổn định. Các sản phẩm của đơn vị có cơ hội xuất khẩu tốt qua các thị trường, như: châu Phi, Nhật, Hàn Quốc…

Để đủ nguồn nguyên liệu cho chế biến, công ty đang tiếp tục đẩy mạnh liên kết với nông dân để mở rộng thêm 1 ngàn hécta ca cao trong năm 2015 và phát triển lên 5 ngàn hécta vào năm 2019”.

Ông Võ Văn Phi, Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu, nhận xét: “Vì địa phương có những lợi thế khi đầu tư cho cây mía, như: vùng đất này có truyền thống phát triển cây mía do phù hợp về thổ nhưỡng, nông dân giỏi nghề; có nhà máy chế biến đặt ngay tại vùng nguyên liệu...

Hiện địa phương và doanh nghiệp chế biến mía đường đang xây dựng đề án mở rộng thêm 500 hécta cây mía. doanh nghiệp sẽ hỗ trợ trực tiếp cho nông dân từ 12-15 triệu đồng/hộ để chuyển đổi từ những cây trồng kém hiệu quả hơn sang trồng mía”. Ngoài ra, nông dân cũng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác về giống, phân bón, vốn để đầu tư mua máy móc, thiết bị...

Theo đó, mục tiêu của địa phương là khuyến khích nông dân đầu tư phát triển loại cây trồng có đầu ra ổn định, bền vững. Ở đây, những cây trồng có hiệu quả sẽ thuyết phục nông dân đầu tư chứ không phải là mô hình áp đặt buộc họ phải theo.

Ông Nguyễn Trọng Trí, Phó tổng giám đốc Công ty Donafoods, lý giải hiệu quả kinh tế của cây điều thấp là do các vườn điều đã già cỗi, năng suất, chất lượng đều không đạt. Theo ông Trí: “Cần có chính sách hỗ trợ để nông dân nhanh chóng cải tạo, trồng mới vườn điều.

Doanh nghiệp cũng rất quan tâm việc tổ chức thu mua, giảm bớt khâu trung gian để có giá tốt hơn cho nông dân. Nhưng doanh nghiệp không thể ký hợp đồng bao tiêu trực tiếp với nông dân mà phải thông qua các hợp tác xã, câu lạc bộ. Để thực hiện chuỗi liên kết này, các hợp tác xã, câu lạc bộ phải nâng cấp lên để có đủ năng lực làm đối tác hợp tác với doanh nghiệp”.


Có thể bạn quan tâm

Tính Đến 15/7, Các Nhà Máy Còn Tồn Kho Gần 460.000 Tấn Đường Tính Đến 15/7, Các Nhà Máy Còn Tồn Kho Gần 460.000 Tấn Đường

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết tính đến 15/7, lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 457.890 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 32.160 tấn.

29/07/2014
Công Ty Tafishco Khởi Động Dự Án Chuỗi Liên Kết Sản Xuất - Chế Biến - Xuất Khẩu Cá Tra Công Ty Tafishco Khởi Động Dự Án Chuỗi Liên Kết Sản Xuất - Chế Biến - Xuất Khẩu Cá Tra

Dự án do Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco) đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 282,6 tỷ đồng, tổng diện tích mặt nước vùng nuôi 43,9 héc-ta (vùng nuôi của doanh nghiệp 18,6 héc-ta, liên kết với 8 hộ nông dân nuôi cá 25,3 héc-ta). Tổng vốn vay thực hiện dự án hơn 234,7 tỷ đồng, từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

08/08/2014
Sức Chứa Của Các Kho Dự Trữ Ngũ Cốc Trung Quốc Tăng Mạnh Sức Chứa Của Các Kho Dự Trữ Ngũ Cốc Trung Quốc Tăng Mạnh

Phát biểu tại một hội nghị vừa được tổ chức ở tỉnh Hàng Châu (Trung Quốc), Ren Zhengxiao, một quan chức cao cấp của Cơ quan quản lý ngũ cốc quốc gia, cho biết trong năm 2013, Trung Quốc có các kho dự trữ ngũ cốc với tổng sức chứa trên 300 triệu tấn.

29/07/2014
Nuôi Ngan Địa Phương Ở Tiên Yên (Quảng Ninh) Nuôi Ngan Địa Phương Ở Tiên Yên (Quảng Ninh)

Đến nay, trên địa bàn huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế nông trại, gia trại mang tính sản xuất hàng hoá ngày càng cao như: Mô hình nuôi ong lấy mật, nuôi vịt lấy trứng, gà Tiên Yên, ngan... Trong đó, khôi phục và phát triển việc nuôi ngan địa phương là một trong những mô hình tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Huyện Tiên Yên có diện tích mặt nước rộng, thích hợp cho phát triển chăn nuôi thuỷ cầm, thuỷ sản theo hướng chăn nuôi tập trung. Từ lâu, người dân trên địa bàn huyện đã tiến hành nuôi ngan địa phương (hay còn gọi là ngan Tiên Yên) khá hiệu quả. Ngan Tiên Yên có đặc điểm thân hình tròn, gọn, trọng lượng lúc 5 tháng tuổi đạt 2,5-3kg/con. Thịt ngan Tiên Yên thơm ngon và có hương vị đặc biệt. Ngan địa phương ở đây được nuôi theo hình thức chăn thả, thức ăn chủ yếu là những sản phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương. Ngan Tiên Yên có thịt ngon nên được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Vì vậy, thời gian qua, ngan Ti

08/08/2014
Thái Lan Tìm Cách Xuất Khẩu Gạo Sang Trung Quốc Và ASEAN Thái Lan Tìm Cách Xuất Khẩu Gạo Sang Trung Quốc Và ASEAN

Theo THX, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Duangporn Rodphayathi cho biết nước này đang tìm cách xuất khẩu hàng triệu tấn gạo sang Trung Quốc và một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong nửa cuối năm nay.

29/07/2014