Đại Gia Vay Nghìn Tỷ Mua Tàu Cá Đồng Nát 30 Năm Tuổi
Ông Đào Hồng Đức, Cục trưởng Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản cho biết, tàu cũ nhập về Việt Nam phải dưới 8 tuổi. Trong khi đại gia công ty Đức Khải xin nhập tàu gần 30 tuổi.
Mới đây, công ty CP Đức Khải (công ty Đức Khải) trình Thủ tướng, xin cơ chế ưu đãi để thực hiện thí điểm dự án nhập tàu cá cũ, theo đó, công ty này dự kiến sẽ nhập 95 tàu đánh bắt (bình quân 8 tỷ đồng/chiếc), cùng với các ngư cụ trên tàu (khoảng 3 tỷ đồng/chiếc); 5 tàu dịch vụ hậu cần khoảng 15-20 tỷ đồng/chiếc, cùng với thiết bị chuyên dụng cho các tàu (thêm khoảng 10 tỷ đồng/chiếc); 2 trực thăng khoảng 60 tỷ đồng.
Chủ tịch HĐQT công ty Đức Khải cho hay, các tàu cá cũ làm bằng vỏ nhôm, composite tổng hợp, sợi thủy tinh hoặc sắt thép, nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ hoặc Úc.Tổng mức đầu tư là 1.500 tỷ đồng.
Đại gia vay nghìn tỷ mua tàu cá đồng nát 30 năm tuổi
Trong đó, công ty Đức Khải phải vay 90% (1.350 tỷ đồng), còn lại là vốn tự có, khoảng 150 tỷ đồng. Ngay trong đề án, công ty Đức Khải cũng kiến nghị: Về lãi suất hiện hành áp dụng là 3%. Tuy nhiên, lấy lý do là thí điểm nên, ông Lâm kiến nghị mức hỗ trợ lãi suất 1%/năm, kể từ năm thứ 2 đến năm thứ 11, ân hạn 1 năm không tính lãi suất.
Tuy nhiên theo ý kiến của một số chuyên gia ngành thủy sản thì trong khi nhiều nước đã từng biếu không tàu cá cũ nhưng Việt Nam không nhận thì còn mất tiền nhập về làm gì. Thông tin trên khiến nhiều người không khỏi nghi ngờ về tính khả thi của dự án. Có hay không Đức Khải muốn tranh thủ nguồn hỗ trợ từ Nghị định 67, với khoản vay hơn ngàn tỷ đồng chỉ lãi suất 1%/năm.
Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Đào Hồng Đức, Cục trưởng Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản cho biết, công ty Đức Khải không gửi trực tiếp hồ sơ đề án cho Cục mà gửi thẳng lên Thủ tướng. Sau khi Thủ tướng yêu cầu Cục có ý kiến, hiện Cục đã có văn bản trả lời về vấn đề này.
Theo ông Đức việc nhập khẩu tàu cá phải dựa theo quy định Nhà nước, theo Nghị định 52 và 53 đã ban hành. Không chỉ riêng công ty Đức Khải mà đối với tất cả các công ty muốn nhập khẩu, đóng tàu cho ngư dân bám biển phải tuân thủ theo quy định này.
“Riêng đối với các nước muốn biếu không tàu cá cho mình là có nhưng nói mình từ chối không nhận thì không chính xác. Mình không từ chối nhưng phải xem xét các tàu cá có đủ điều kiện để nhập về hay không, nếu không đủ điều kiện đương nhiên sẽ không được nhập về.
Đặc biệt, công ty Đức Khải có yêu cầu nhập tàu cá vỏ thép sử dụng từ năm 1985, đã gần 30 tuổi. Chiếu theo Nghị định 52, với tàu cá đã qua sử dụng muốn nhập về phải không quá 8 tuổi thì tàu cá này đã quá tuổi so với quy định, do đó không thể nhập về Việt Nam”, ông Đức cho biết.
Ông Đức cũng cho hay, tàu cá trước khi nhập về nước, phải được cơ quan đăng kiểm tàu cá Việt Nam kiểm tra. Ngoài việc phải có tuổi theo quy định, tàu cá phải có nguồn gốc hợp pháp, có công suất trên 400 CV, tình trạng kỹ thuật và trang thiết bị hoạt động tốt…mới được nhập về chứ không phải thích nhập là nhập.
Nói về việc nên chăng vẫn đầu tư khai thác thủy sản theo cách truyền thống, hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân hay chi hàng nghìn tỷ với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp, ông Đức cho rằng đây vẫn là dự án đang trình lên Thủ tướng để xin ý kiến. Điều này đã được quy định ở Nghị định 67, doanh nghiệp muốn được hỗ trợ lãi suất đóng tàu phải thông qua UBND các tỉnh, phải đảm bảo khai thác hiệu quả trên biển.
Có thể bạn quan tâm
Trong tuần vừa qua, 2lúa có dịp về vùng "nóng" nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau. Hiện nay, toàn địa bàn tỉnh Cà Mau đang vào mùa vụ nuôi tôm, các đầm ao đang trong giai đoạn xử lý nước hoặc đã bắt đầu thả tôm
Cây mận vốn là cây ăn quả thế mạnh của nông dân ở huyện Mộc Châu – Sơn La. Tuy nhiên trước đây, người dân thường để cây mận phát triển tự nhiên mà không có kỹ thuật chăm sóc dẫn đến sự suy giảm về chất lượng và giá trị kinh tế, thì những năm gần đây được sự hỗ trợ của các nhà khoa học cùng với các tổ chức hợp tác quốc tế, bà con đã được hướng dẫn cách chăm sóc, đốn tỉa, trẻ hóa vườn mận nhằm tiến tới cải tiến năng suất và chất lượng.
Trước đây, bà con nông dân ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) thường "giải quyết" rơm - một phế phẩm trong nông nghiệp bằng cách đốt bỏ. Thế nhưng hiện nay, rơm lại đắt hàng, có giá hơn vì có thể phục vụ trồng rẫy, làm thức ăn cho bò..
Trong vài năm gần đây, nhiều nông dân ở Khánh Hòa đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng giống xoài R2E2 (còn gọi là xoài Úc), nhờ đó có thu nhập tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đề xuất, ban hành nhiều giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, đề ra các biện pháp về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường