Khoai Lang Trúng Mùa, Được Giá Ở Tuy Hòa (Phú Yên)

Thời điểm này, nhiều hộ nông dân ở thôn Xuân Dục, Chính Nghĩa, xã An Phú, TP Tuy Hòa (Phú Yên) đang vào chính vụ thu hoạch khoai lang với niềm vui được giá.
Cánh đồng Xuân Dục trước đây khô khốc, nông dân chỉ gieo trồng 1 vụ lúa rồi bỏ hoang. Nhờ tiếp cận được mô hình xen canh, nông dân đào giếng tìm nguồn nước sản xuất 3 vụ/năm: Lúa - rau dưa - khoai lang. Theo nhiều người dân có đất canh tác tại đây, so với lúa, rau dưa thì khoai lang cho thu nhập cao nhất.
Khoai lang trồng trên đất cát pha nên thuận lợi trong khâu thu hoạch. Gia đình chị Trần Thị Hương ở thôn Chính Nghĩa có 3 người, một buổi thu hoạch xong 1 sào khoai, cho sản lượng 1 tấn, thương lái vào tận ruộng mua giá 8.000 đồng/kg, cao hơn năm trước 2.000 đồng/kg. Chỉ riêng vụ khoai năm nay, trừ chi phí xong, chị Hương thu nhập khoảng 7 triệu đồng.
Cạnh đó, gia đình chị Nguyễn Thị Thủy trồng 3 sào, thu hoạch được 3 tấn khoai, trừ chi phí, thu nhập trên 20 triệu đồng. Nhiều người sau khi thu hoạch khoai không bán cho thương lái mà dựng chòi ven đường Lê Duẩn nối dài bán với giá 10.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Trọng, một người trồng khoai, giải thích: “Nếu chịu khó ngồi bán lẻ sẽ có thêm 2 triệu đồng/sào. Số tiền này bằng thu nhập của một vụ trồng rau vì chi phí trồng rau cao, đặc biệt năm gặp hạn phải cần nhiều công tưới nước”. Chị Trần Thị Thanh
Hương cũng cho biết, trồng 2 sào khoai, khi bán lẻ có thêm 2 triệu đồng so với bán sỉ tại ruộng. Chị còn mua khoai những người xung quanh để bán lại lấy lời. “Lấy công làm lời, một ngày tôi bán vài tạ. Khoai lang khi nấu ăn rất ngọt, củ không bị sùng (sâu bệnh) nên được nhiều người mua”, chị Hương nói. Nhiều người bán khoai lang ở đây cho biết, trên cánh đồng này thu hoạch hàng trăm tấn khoai lang nhưng cũng chỉ đủ bán cho người dân trong TP Tuy Hòa và một số xã ở huyện Tuy An. Nhiều thương lái đến hỏi mua xuất ra ngoài tỉnh nhưng người dân không có đủ số lượng khoai để cung cấp.
Ông Trần Thanh Quận, Phó chủ tịch UBND xã An Phú cho biết: “Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ kinh phí để nông dân học kỹ thuật trồng khoai lang, dưa hấu phủ bạt, rau sạch và chăn nuôi bò, chăm sóc lúa giống. Từ các mô hình này, người dân đã chuyển một số diện tích sản xuất lúa bấp bênh sang trồng các loại rau màu mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng/ha”.
Related news

Suốt từ đầu năm đến nay, trong khi kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản nói chung liên tục sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là một số mặt hàng nông sản XK chủ lực như chè, cà phê, cao su… thì mặt hàng điều lại “lội ngược dòng” khi tăng trưởng khá khả quan.

Ngày 2/10 các quan chức nông nghiệp của Ba Lan và Việt Nam đã ký một hiệp định cho phép xuất khẩu táo Ba Lan vào thị trường của Việt Nam.

Đoàn doanh nghiệp TP HCM đã tổ chức chuyến khảo sát thị trường Nga để tìm đường xuất khẩu hàng sang thị trường tiềm năng này

Trong nuôi thủy sản hiện nay, bệnh cong thân và đục cơ trên tôm nuôi (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) thường xảy ra, nhiều nhất ở những ao có độ mặn thấp và nuôi với mật độ dày.

Nghề rùng cá là nghề truyền thống của ngư dân các xã ven biển của tỉnh Nam Định. Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề rùng cá vẫn được gìn giữ bởi nhiều thế hệ ngư dân, vừa tạo thêm thu nhập, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong đời sống lao động sản xuất của người dân nơi đây.