Phấn Đấu Xây Dựng Các Hợp Tác Xã, Tổ Hợp Tác Hoạt Động Có Hiệu Quả
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Tháp Mười có 31 hợp tác xã (HTX), trong đó có đến 30 HTX nông nghiệp và 1 HTX vận tải thủy bộ với tổng số 905 thành viên, vốn điều lệ trên 23 tỷ đồng; bình quân lợi nhuận hàng năm dao động từ 90 - 125 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, toàn huyện còn có 119 tổ hợp tác (THT) hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực bơm nước, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, hùn vốn xoay vòng cất nhà, tiết kiệm, phun xịt thuốc.
Thời gian qua, được sự hỗ trợ của Ban Chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể tỉnh, huyện cùng các sở, ngành đã định hướng cho các HTX hoạt động theo tinh thần HTX kiểu mới, tạo mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
Huyện tiến tới xác nhập và giải thể bắt buộc đối với những hợp tác xã hoạt động không đúng Luật Hợp tác xã 2012
Theo ông Võ Văn Dũng - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, hạn chế nhất của lĩnh vực kinh tế tập thể địa phương hiện nay là trình độ quản lý của các HTX còn yếu kém, chưa xây dựng được phương án sản xuất, nên hiệu quả hoạt động chưa cao, dẫn đến việc huy động vốn góp của các thành viên tham gia còn thấp. Theo đó, đa số các HTX hoạt động chưa đúng theo Luật HTX năm 2012, công tác quản trị còn yếu.
Riêng đối với các THT thành lập xuất phát từ nhu cầu thực tế nhưng hoạt động chưa đúng tinh thần nghị định Chính phủ, điều đáng quan tâm là cán bộ quản lý THT hầu như không được trả lương hoặc lượng rất ít, dẫn đến khó khăn trong việc tìm quản lý và đào tạo cán bộ nguồn cho THT.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng chung của các HTX hiện nay là các chính sách ưu đãi vốn đất đai cho các HTX chưa được thực hiện đầy đủ; thủ tục vay vốn từ các ngân hàng và Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh còn rườm rà dẫn đến việc tiếp cận nguồn vốn vay hạn chế. Cán bộ phụ trách quản lý kinh tế tập thể còn kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn chưa sâu dẫn đến cập nhật chậm các chủ trương, chính sách, không tham mưu kịp thời.
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó kinh tế tập thể đóng vai trò quan trọng trong liên kết sản xuất với doanh nghiệp, địa phương tiến tới sáp nhập, giải thể bắt buộc đối với những HTX hoạt động không đúng Luật HTX 2012.
Tại hội nghị sơ kết kinh tế tập thể huyện 6 tháng đầu năm, ông Đinh Minh Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười đề nghị, đơn vị chức năng hướng dẫn các thủ tục giải thể tự nguyện và tiến hành các bước giải thể bắt buộc với 2 HTX Phước Lợi và HTX Bơm điện số 4 vì hoạt động không đúng Luật HTX 2012; Phòng Tài chính Kế hoạch phân công 1 cán bộ chuyên trách phụ trách về kinh tế tập thể để kịp thời hướng dẫn hỗ trợ tư vấn cho các HTX...
Có thể bạn quan tâm
Du lịch - dịch vụ - thương mại được chọn là nhóm ngành kinh tế chủ lực của TP.Hội An (Quảng Nam). Tuy nhiên, hiện nay ngành nông nghiệp cũng đã dần khẳng định vị trí khi Hội An đang hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái hiện đại.
Những ngày trung tuần tháng 6, chúng tôi có dịp về Mường Lói – xã đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên. Trái với suy nghĩ ban đầu về một xã cách trung tâm huyện 80km còn nhiều khó khăn, đường về Mường Lói đã và đang được nâng cấp, mở mới; dịch vụ hàng hóa phát triển, kinh tế - xã hội đã có những bước chuyển dịch đầy ấn tượng…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 50 tấn hóa chất sát trùng Chlorine từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 2 tỉnh: Thái Bình và Quảng Trị phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng là hướng đi phù hợp trong phát triển nền nông nghiệp ở nhiều địa phương. Tại xã Quảng Thái (Thừa Thiên Huế), hướng đi này đã có những tín hiệu vui, bởi nhiều cây trồng khi đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là mô hình trồng khoai mỡ.
Hơn 100 hộ dân của 2 xã Đông và Lơ Ku (huyện Kbang, Gia Lai) khốn đốn khi trồng giống ngô NK67 không có hạt, hoặc có hạt nhưng nảy mầm, ra rễ…