Hướng đi mới từ cây trôm
Chỉ sau 2 năm trồng, vườn cây trôm của ông Đỗ Hữu Phước đã bắt đầu cho mủ.
Đó là câu chuyện của ông Đỗ Hữu Phước, ngụ xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng.
Năm 2012, gần 3 ha cao su của gia đình ông Phước khi đó mới được 2 năm tuổi nhưng ông đã chặt bỏ toàn bộ vì thấy giá mủ xuống liên tục.
Thay vì trồng tiêu hay cây ăn trái thay thế như các hộ dân trong vùng, khi thấy có người mang cây trôm (là loại cây cho mủ, có thể uống hoặc chế biến làm mỹ phẩm…) lấy giống từ Bình Thuận đi ngang qua nhà, ông Phước đã quyết định trồng thử loại cây này.
Cây trôm phù hợp với thổ nhưỡng của Bình Dương nên phát triển khá nhanh. Sau 2 năm, 100 cây trôm đầu tiên của ông Phước bắt đầu cho thu hoạch.
Mỗi kg mủ tươi bán ra giá 100.000 đồng, trung bình mỗi tháng ông có thu nhập từ 3 - 3,5 triệu đồng. Trong năm đầu tiên, ông Phước đã thu được 40 triệu đồng.
Chỉ từ hơn 100 cây trôm ban đầu, tới nay ông Phước trồng thêm 1.500 cây trôm trên toàn bộ diện tích cao su đã bị chặt bỏ.
Ông Phước cho biết: “Cây trôm ít sâu bệnh, thời gian cho thu hoạch ngắn nên thay vì tiếp tục đầu tư vào cao su giá bấp bênh, tôi thấy mình đầu tư vào một loại cây “không đụng hàng” với số lượng khá lớn cũng là một cách làm hiệu quả”.
Hiện tại, sản lượng thu được còn ít, mủ trôm của ông Phước chưa có thương hiệu nên chỉ bán cho người dân quanh xã. Ngoài ra, có một số người ở TP.Hồ Chí Minh biết cũng đã tìm về hỏi mua mủ tươi.
Ông Phước nói trong niềm hy vọng: “Nếu mủ trôm cứ có giá như thế này, tới năm 2016 tôi sẽ đầu tư máy sấy để thu hoạch, chế biến mủ trôm tốt hơn”.
Ông Phước là một trong những người đầu tiên ở huyện Dầu Tiếng mạnh dạn đưa một loại cây hoàn toàn mới với vùng đất này vào trồng thử nghiệm.
Bước đầu sản lượng mủ trôm thu được có giá thành cao, tuy vậy ông Phước cũng đang băng khoăn về giải pháp phát triển thương hiệu và đầu ra bền vững cho loại cây mới này.
Được biết, cây trôm ở Việt Nam được trồng đầu tiên tại xứ nóng Bình Thuận và Ninh Thuận. Mủ có dạng keo, dễ tan trong nước, chứa nhiều chất bổ dưỡng dùng để chế biến các loại nước giải khát, giải nhiệt cao cấp nên có giá bán rất đắt. Ngoài ra, mủ trôm còn có thể dùng làm dược liệu, mỹ phẩm.
Có thể bạn quan tâm
UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết vùng sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Riêng chủ sở hữu các nhãn hiệu nông sản phải củng cố, sắp xếp lại tổ chức quản lý nhãn hiệu, xây dựng và rà soát lại quy chế, tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình sản xuất gắn với nhãn hiệu.
Mấy năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân 4 xã: Định Hòa, Phong Hòa, Tân Hòa, Vĩnh Thới của huyện Lai Vung đã chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng màu cho thu nhập kinh tế cao, trong đó huệ trắng là loại cây màu đang được nông dân trồng luân phiên trên chân ruộng với diện tích trên 200ha.
Theo kế hoạch, vụ lúa đông xuân 2014-2015 Công ty TNHH MTV kinh doanh và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên sẽ ký kết bao tiêu sản phẩm 420ha lúa của 285 xã viên trong Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp số 1, xã Gáo Giồng.
Mô hình cánh đồng lớn tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết bốn nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết và tiêu thụ lúa gạo. Trên “Cánh đồng lớn” sẽ từng bước dịch vụ hóa các khâu trong sản xuất, từ đầu vào đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ...
Ngày 21/10, tại Khách sạn Bông Hồng, TP.Sa Đéc, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh tổ chức Hội thảo thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) trong ngành chế biến lương thực. Tham dự có đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh.