Ký kết hợp tác phát triển ngành tôm
Việc hợp tác, phối hợp nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo sau đại học trong lĩnh vực công nghệ sinh học giữa Tập đoàn Việt - Úc và Trường ĐH Cần Thơ nhằm triển khai ứng dụng phát triển các sản phẩm sinh học phục vụ cho sự phát triển của ngành tôm tại vùng ĐBSCL.
Ông Lương Thanh Văn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Việt - Úc, cho biết: Sự hợp tác giữa tập đoàn với ĐH Cần Thơ để cùng nhau phát triển dựa trên 3 mảng chính: đào tạo, nghiên cứu khảo nghiệm và tập huấn chuyển giao công nghệ trên tinh thần tự nguyện, tích cực, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.
Sự hợp tác này sẽ giúp cho phía nhà trường và tập đoàn nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của hai bên nói riêng và đặc biệt là sự phát triển chung của ngành thủy sản ở ĐBSCL.
Với hơn 15 năm thành lập, Tập đoàn Việt - Úc đang giữ vị thế đứng đầu cả nước trong sản xuất tôm giống. Hiện tại, Tập đoàn Việt – Úc đang tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở SX tôm giống từ Nam ra Bắc, với công suất 40 tỷ con giống/năm và mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm siêu thâm canh theo công nghệ nhà kính Israel và hệ thống xử lý nước tuần hoàn.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải – Trà Vinh, tính đến ngày 21/8/2013, trên địa bàn huyện có 644 hộ thả nuôi hơn 225 triệu con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích hơn 412 hécta. Tập trung nhiều tại các xã Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Toàn.
Những người nông dân huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã nuôi giấc mộng làm giàu từ một loài vật nuôi có cái tên lạ hoắc: Chồn nhung. Sự thật về loài vật nuôi này hiện nay đang ra sao? Liệu chúng có đáng giá đến mức người nông dân phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua về nuôi? Loài vật nuôi ngoại nhập này đã dấy lên một cơn sốt chồn nhung đen tại miền Bắc, khi mà nhiều đối tượng bán hàng đa cấp trục lợi đang thổi giá bán lên hàng triệu đồng mỗi đôi.
Ông Đào Văn Măng (ngụ ấp Thạnh Hưng, xã Bình Thành, Châu Thành - An Giang) trồng khoảng 1.200m2 tần dày lá đến thời điểm thu hoạch, nhưng không có đầu ra.
Vụ mùa 2013, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) gieo tỉa trên 6.330 ha ngô lai, tăng 630 ha so với kế hoạch, tập trung nhiều nhất tại các địa phương như: Cư Kbang, Cư M’lan, Ea Lê, Ia T’mốt, thị trấn Ea Súp…
Sau những cơn mưa kéo dài vừa qua, nhiều diện tích lúa mùa ở các huyện, thành phố đã xuất hiện nhiều loại dịch hại. Để phòng trừ dịch hại sau mưa lũ, bà con nông dân trong tỉnh đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ, hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh gây ra..