Thanh Hóa dừng đề án quy hoạch phát triển cây mắcca
Ông Lê Văn Đốc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa, cho biết như vậy.
Các ngành chức năng và các địa phương chỉ trồng khảo nghiệm để xác định khu vực có diện tích đất đai, khí hậu thích hợp với loại cây này, tuyệt đối không được trồng rộng rãi ở những diện tích chưa qua khảo nghiệm.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng đề án phát triển cây mắcca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.
Tuy nhiên, trong thực tế triển khai trồng cây mắcca ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh, cây cho năng suất quả rất khác nhau bởi loại cây này yêu cầu nghiêm ngặt về điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai, thổ nhưỡng.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mới có Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành có trồng khảo nghiệm 500 cây mắcca trên diện tích khoảng 2 ha và đã có sản phẩm được 2 năm nay.
Qua khảo nghiệm cho thấy, việc trồng cây mắcca cùng ngày, cùng cách trồng, cùng kỹ thuật nhưng cây trồng ở dưới chân đồi cho năng suất trên 3 tấn/ha, trồng ở lưng đồi và đỉnh đồi chỉ cho năng suất 6-7 tạ/ha.
Thực tế này cho thấy, việc xây dựng đề án quy hoạch phát triển cây mắcca cần có thêm thời gian mới có cơ sở khoa học để xây dựng quy hoạch diện tích trồng.
Hơn nữa, việc đầu tư trồng loại cây này cũng tương đối cao, dao động từ 80-100 triệu đồng/ha, đây là số tiền không hề nhỏ đối với người nông dân nên cũng cần phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng mới cho áp dụng rộng rãi.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có một số hộ dân trồng cây mắcca nhưng chưa qua trồng khảo nghiệm để xác định diện tích đất đai, khí hậu phù hợp với loại cây này. Riêng ở huyện Thạch Thành, bà con đã áp dụng trồng rộng rãi loại cây này với diện tích trên 30ha.
Có thể bạn quan tâm
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản, hiện toàn tỉnh Bến Tre có 118 cơ sở nuôi cá lồng bè với số lượng 441 bè, trong đó nuôi ngoài qui hoạch 91 cơ sở với 321 bè. Nuôi nhiều nhất tập trung tại Sơn Định, Thị trấn Chợ Lách, Long Thới, Vĩnh Bình, Phú Phụng (Chợ Lách); Phú Đức, Phú Túc, An Khánh, Tân Thạch (Châu Thành).
Bệnh tai xanh là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với đàn lợn. Nguyên lý gây bệnh của tai xanh là mặc dù tấn công vào hệ thống miễn dịch của cơ thể lợn nhưng chỉ gây tỷ lệ lợn chết từ 1-5%.
Tình trạng tôm “bơm rau câu” chứa tạp chất (agar) đe dọa thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam và đòi hỏi các biện pháp khắc phục cấp bách.
Đó là báo cáo kết luận số 690/BC-TYTS của Chi cục Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi lấy mẫu nước và mẫu cá chết ngay tại thời điểm xảy ra vụ việc để làm các xét nghiệm.
Thời tiết tại khu vực vùng cao huyện Bát Xát và huyện Sa Pa (Lào Cai) đã có ấm lên, nhưng theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tuần qua tại huyện Sa Pa và Bát Xát vẫn có 87 con gia súc bị chết sau đợt rét đậm kéo dài.