Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng đi mới từ cây trôm

Hướng đi mới từ cây trôm
Publish date: Friday. October 9th, 2015

Chỉ sau 2 năm trồng, vườn cây trôm của ông Đỗ Hữu Phước đã bắt đầu cho mủ.

Đó là câu chuyện của ông Đỗ Hữu Phước, ngụ xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng.

Năm 2012, gần 3 ha cao su của gia đình ông Phước khi đó mới được 2 năm tuổi nhưng ông đã chặt bỏ toàn bộ vì thấy giá mủ xuống liên tục.

Thay vì trồng tiêu hay cây ăn trái thay thế như các hộ dân trong vùng, khi thấy có người mang cây trôm (là loại cây cho mủ, có thể uống hoặc chế biến làm mỹ phẩm…) lấy giống từ Bình Thuận đi ngang qua nhà, ông Phước đã quyết định trồng thử loại cây này.

Cây trôm phù hợp với thổ nhưỡng của Bình Dương nên phát triển khá nhanh. Sau 2 năm, 100 cây trôm đầu tiên của ông Phước bắt đầu cho thu hoạch.

Mỗi kg mủ tươi bán ra giá 100.000 đồng, trung bình mỗi tháng ông có thu nhập từ 3 - 3,5 triệu đồng. Trong năm đầu tiên, ông Phước đã thu được 40 triệu đồng.

Chỉ từ hơn 100 cây trôm ban đầu, tới nay ông Phước trồng thêm 1.500 cây trôm trên toàn bộ diện tích cao su đã bị chặt bỏ.

Ông Phước cho biết: “Cây trôm ít sâu bệnh, thời gian cho thu hoạch ngắn nên thay vì tiếp tục đầu tư vào cao su giá bấp bênh, tôi thấy mình đầu tư vào một loại cây “không đụng hàng” với số lượng khá lớn cũng là một cách làm hiệu quả”.

Hiện tại, sản lượng thu được còn ít, mủ trôm của ông Phước chưa có thương hiệu nên chỉ bán cho người dân quanh xã. Ngoài ra, có một số người ở TP.Hồ Chí Minh biết cũng đã tìm về hỏi mua mủ tươi.

Ông Phước nói trong niềm hy vọng: “Nếu mủ trôm cứ có giá như thế này, tới năm 2016 tôi sẽ đầu tư máy sấy để thu hoạch, chế biến mủ trôm tốt hơn”.

Ông Phước là một trong những người đầu tiên ở huyện Dầu Tiếng mạnh dạn đưa một loại cây hoàn toàn mới với vùng đất này vào trồng thử nghiệm.

Bước đầu sản lượng mủ trôm thu được có giá thành cao, tuy vậy ông Phước cũng đang băng khoăn về giải pháp phát triển thương hiệu và đầu ra bền vững cho loại cây mới này.

Được biết, cây trôm ở Việt Nam được trồng đầu tiên tại xứ nóng Bình Thuận và Ninh Thuận. Mủ có dạng keo, dễ tan trong nước, chứa nhiều chất bổ dưỡng dùng để chế biến các loại nước giải khát, giải nhiệt cao cấp nên có giá bán rất đắt. Ngoài ra, mủ trôm còn có thể dùng làm dược liệu, mỹ phẩm.


Related news

Bế Tắc Trong Dồn Điền Đổi Thửa Bế Tắc Trong Dồn Điền Đổi Thửa

Một xã có gần chục xứ đồng, với ba dạng địa hình trung du, gò đồi và trũng, chất đất, năng suất ở mỗi vùng vênh nhau, khiến việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) ở xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) rơi vào bế tắc.

Friday. August 23rd, 2013
Ngư Dân “Đổi Đời” Nhờ Tôm Hùm Ở Xã Đảo Cam Bình Ngư Dân “Đổi Đời” Nhờ Tôm Hùm Ở Xã Đảo Cam Bình

“Hơn 50% số dân lúc nào cũng có khoảng 200 - 300 triệu đồng trong nhà, nhiều người đã trở thành triệu phú, tỷ phú... nhờ vào tôm hùm” - lời kể của anh bạn mới quen về quê hương Cam Bình khiến tôi bỏ lửng chuyến công tác, rẽ ngang vào xã đảo giàu có ở đất Cam Ranh (Khánh Hòa)...

Wednesday. March 13th, 2013
Kinh Nghiệm Vỗ Béo Bò Của Nông Dân Xã Bắc Phong Kinh Nghiệm Vỗ Béo Bò Của Nông Dân Xã Bắc Phong

Gần đây, phong trào nuôi bò vỗ béo phát triển mạnh ở xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Nhiều hộ nuôi giàu lên nhờ có kinh nghiệm trong chọn giống, chế độ chăm sóc hợp lý.

Saturday. August 24th, 2013
Ethoxyquin Trong Thức Ăn Tôm Và Biện Pháp Quản Lý Ethoxyquin Trong Thức Ăn Tôm Và Biện Pháp Quản Lý

Với giá thành rẻ, tác dụng chống oxy hóa cao, nên ethoxyquin được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất thức ăn thủy sản tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, cấm hẳn việc sử dụng ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản là khó khả thi

Friday. March 15th, 2013
Bò Lai Sind Ở Trường Sa Bò Lai Sind Ở Trường Sa

Xã đảo Song Tử Tây nằm ở cực Bắc quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây có nguồn nước lợ và bãi cỏ xanh tốt về mùa mưa nhưng mùa nắng lại phải đối mặt với những khó khăn thường gặp như khô hạn và thiếu nước ngọt.

Monday. August 26th, 2013