Hơn 300 tàu cá được cấp giấy chứng nhận hoạt động trong hồ Dầu Tiếng
Các tàu cá được đăng ký đa phần là loại tàu vỏ Composite, một số ít là vỏ gỗ.
Đa số ngư dân hoạt động chủ yếu trên địa phận huyện Dương Minh Châu, với các bến khai thác như Phước Minh, Phước Ninh, Suối Đá và Thị trấn; nghề đăng ký là giăng lưới, câu, lưới bén, lưới thưa…
Một cán bộ Chi cục Thủy sản Tây Ninh cho biết, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tàu cá là để kiểm soát phương tiện khai thác theo quy định.
Chi cục Thủy sản cũng cho biết, tình hình sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản trong hồ Dầu Tiếng có chiều hướng phát sinh phức tạp.
Trong tháng 10.2015, Chi cục Thủy sản phối hợp với các đơn vị tiêu huỷ 500 mét dớn, bắt giữ 1 ghe lưới.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã xuống giống vụ thu đông được 10.919ha, vượt 30% so diện tích kế hoạch và tăng 30% so vụ thu đông năm 2012. Trong số này có hơn 3.000ha xuống giống ngoài lịch khuyến cáo.
Từ những hộ chuyên đánh bắt cá trong lòng hồ Dầu Tiếng, đời sống vốn rất bấp bênh, nhiều hộ tại xã Phước Ninh – huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) đã đi học hỏi kinh nghiệm và chuyển sang nuôi ba ba thương phẩm giúp cuộc sống ổn định hơn.
Nói về chuyện làm nông thì Hàm Thuận Bắc được xem là một trong những huyện trọng điểm về nông nghiệp của tỉnh. Mấy năm qua, một số mô hình khuyến nông được triển khai trên địa bàn huyện đã giúp nhiều nông dân tăng thêm hiệu quả trong sản xuất và chăn nuôi.
Không cam chịu cuộc sống nghèo khó, chú Đinh Tấn Hùng ở xóm Mái, xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn, gà. Mỗi năm cho chú thu lãi 80-90 triệu đồng.
Ngày 6/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương làm việc với Công ty TNHH MTV sản xuất và cung ứng tôm càng xanh Bá Tòng về việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giống tôm càng xanh.