Cá tra đang bị cá rô phi Trung Quốc cạnh tranh tại Mexico
Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành từ đầu năm về thị trường và sản xuất trong nước, đây là một tín hiệu tích cực hơn cho sự bế tắc từ đầu năm tại một số thị trường Châu Mỹ.
Tính đến hết tháng 7/2015, XK cá tra sang thị trường Mexico đạt 45,38 triệu USD, chiếm 5,1% tổng XK cá tra nhưng lại giảm 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Liên tiếp 5 tháng kể từ tháng 2 - 6, giá trị XK sang thị trường này giảm từ 16 - 59,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo thống kê mới nhất của ITC, trên số liệu của Viện Địa lý và Thống kê quốc gia Mexico (INEGI), hiện nay, Việt Nam là nguồn cung thủy sản lớn thứ 3 của Mexico (sau Trung Quốc và Chile). Trong đó, 3 thị trường lớn nhất đều có một số sản phẩm “thế mạnh” riêng và “độc quyền” tại Mexico. Có thể nói rằng, nền kinh tế lớn thứ 11 của thế giới dựa trên chỉ số GDP và là 1 trong những quốc gia có thu nhập bình quân cao nhất khu vực Mỹ Latinh này đang thực sự hấp dẫn các nguồn cung thủy sản lớn trên thế giới.
Trong cơ cấu NK thủy sản 5 tháng đầu năm 2015, mặt hàng cá phi lê cắt miếng, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (HS 0304), chiếm từ 54 - 72% tổng giá trị NK thủy sản. Trong đó, cá rô phi phile, đông lạnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm cá (HS 0304), chiếm từ 29 - 42% tổng giá trị NK.
Hiện nay, cá tra Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh mạnh của sản phẩm cá rô phi Trung Quốc tại thị trường Mexico. Các DN thủy sản Trung Quốc đang có nhiều chiến dịch quảng bá, xúc tiến thương mại khá tốt tại thị trường tiêu thụ thủy sản lớn tại Bắc Mỹ này.
Khi DN Trung Quốc tập trung vào thế mạnh cá rô phi phile đông lạnh thì DN Chile lại thúc đẩy XK cá hồi, cá toothfish, nhuyễn thể (HS 0307) tại Mexico. Cùng với cá tra, các sản phẩm thế mạnh của Trung Quốc và Chile là cá rô phi, cá hồi, cá toothfish, nhuyễn thể đang được các nhà NK Mexico ưa chuộng nhất.
Trong nhóm cá (HS 0304), cá rô phi Trung Quốc đang “thống lĩnh” tại thị trường Mexico và dẫn đầu trong nhóm hàng NK, sau đó mới tới cá tra Việt Nam, chiếm khoảng 22 - 40% tổng giá trị NK nhóm cá (HS 0304). Tuy nhiên, tỷ trọng NK cá rô phi từ Trung Quốc và cá tra Việt Nam của khách hàng Mexico đang tiến sát gần nhau. Đây là thị trường tiềm năng tương lai của cá tra trong 5 năm tới.
Mới đây, trong chuyến đến thăm các cơ sở của Ủy ban nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Mexico (Conapesca), Viện Hàn lâm Khoa học Thủy sản Trung Quốc (CAFS) đã đưa ra nhiều đề xuất nhằm tăng cường hợp tác song phương bằng các hoạt động XNK cá rô phi và tôm. Đây có thể là một lợi thế thuận lợi hơn của các DN Trung Quốc tại Mexico trong thời gian tới.
Theo thống kê của ITC, giá NK cá tra của Mexico trong 5 tháng đầu năm 2015 khá tốt và ổn định. Mặc dù, tháng 1 - 2/2015, giá NK giảm xuống mức 1,9 - 19,2 USD/kg. Nhưng từ tháng 3 - 5/2015, giá NK trung bình tăng dần lên mức 2 - 2,5 USD/kg.
Ngoài việc cạnh tranh với cá rô phi, cá hồi, nhuyễn thể, cá Tra Việt Nam còn phải cố gắng giành thị phần với một số sản phẩm cá thịt trắng đang được khá ưa thích tại Mexico như: Cá Cod phile, đông lạnh, cá Alaska Pollack phile, đông lạnh, tôm…
Mặc dù, 7 tháng đầu năm 2015, XK cá tra đang chững tại thị trường Mexico nhưng dự báo trong quý IV/2015, giá trị XK sẽ ổn và tăng dần. Tuy nhiên, giá trị XK sẽ không tăng trưởng mạnh trong nửa năm 2016.
Có thể bạn quan tâm
Sức cạnh tranh của ngành mía đường VN kém là do chi phí sản xuất mía đường quá cao, đặc biệt là giá mía nguyên liệu.
100% mẫu loại chè oolong xuất vào Đài Loan đều đạt tiêu chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra gần đây.
Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.
Ngày 15-7, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá tình hình và giải pháp thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT–TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là hạn chế tác hại của việc sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản trên địa bàn Đồng Nai.
Phát triển Đề án “2 con, 1 cây” (gà, cây dược liệu, tôm), hiện huyện có 445 hộ gia đình nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 1.355ha, tăng 96% so với năm 2014. Trong đó, nuôi bán thâm canh 124 hộ, nuôi quảng canh 321 hộ.