Nuôi rắn hổ vện cho thu nhập cao
Anh Lâm cho biết, thời gian đầu nuôi rắn trong chuồng lưới, bể nhưng hiệu quả chưa cao do những con rắn to, khỏe thường dành thức ăn, thậm chí ăn cả những con rắn nhỏ; nhất là trong thời kỳ giao phối, rắn đực rất hung dữ, chúng thường cắn nhau.
Qua tìm hiểu mô hình nuôi rắn hổ vện tại các địa phương khác, anh đã xây dựng chuồng gạch dạng hộc tủ. Từ 30 chuồng ban đầu, nay anh đã phát triển lên 200 chuồng.
“Nuôi rắn trong chuồng gạch ban đầu tuy tốn kém vốn hơn cách nuôi trong chuồng lưới, bể nhưng tiết kiệm được diện tích và có thể nuôi ngay trong nhà ở của mình.
Cái tiện lợi nữa là con nào bỏ ăn hay bệnh là mình nhận biết ngay, do mỗi con một hộc, không lẫn lộn với con khác, không lây bệnh và dễ dàng vệ sinh. Từ khi áp dụng cách nuôi này, tỷ lệ hao hụt giảm nhiều, tôi có lời là nhờ đó”, anh Lâm chia sẻ.
Rắn hổ vện là loài động vật hoang dã mới được thuần hóa nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng.
Thức ăn chính của rắn hổ vện là cóc, nhái... và chỉ ăn khoảng 2 - 3 lần trong 1 tuần nên chi phí thức ăn khá thấp. Sau hơn 8 tháng nuôi, rắn có cân nặng trung bình từ 800g đến 1,5kg/con.
Hiện anh Lâm có đàn rắn 250 con, trong đó có 50 con bố mẹ và 200 rắn con.
Với giá rắn thịt trên thị trường trung bình từ 200.000 - 250.000/kg hiện nay, có thời điểm gần 1 triệu đồng/kg, sau mỗi vụ (khoảng 12 tháng) anh Lâm có lãi gần 100 triệu đồng.
Ngoài ra, anh còn có thêm thu nhập từ cung cấp trứng rắn, rắn con từ 20 - 30 triệu đồng/vụ.
Đánh giá về mô hình này, ông Nguyễn Trọng Hòa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hưng Hòa cho biết, nuôi rắn trong hộc tủ bằng gạch là mô hình mới mang lại hiệu quả cao tại địa phương.
Nuôi rắn hổ vện không tốn nhiều diện tích, chỉ tốn vốn đầu tư ban đầu, nguồn thức ăn lại dễ tìm…
Rắn hổ vện còn là vật nuôi ít dịch bệnh, sống khỏe, mau lớn, trong vòng một năm có thể xuất bán, lại có giá trị thương phẩm cao. Đây cũng là mô hình chăn nuôi khá hấp dẫn, địa phương đang có kế hoạch để nhân rộng trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết địa phương đã cấp phép ồ ạt, hoặc làm ngơ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hàng loạt cơ sở chế biến ngay trên vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp có trước đã đầu tư và quản lý theo hệ thống, dẫn đến tổng công suất chế biến cao hơn nhiều lần so với khả năng cung ứng nguyên liệu.
Thôn 3, xã Tân Lập (Kon Rẫy) bị thiệt hại lớn nhất với 40ha lúa bị phá rụi. Mật độ ốc gây hại trung bình 20-25 con/m2; cá biệt lên đến 30-40 con/m2. Chính quyền địa phương nhiều nơi đã xuất kinh phí dự phòng hỗ trợ cho người dân bắt ốc.
Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết, từ cuối năm 2013 đến nay, trang trại của ông phối hợp với Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang đã xuất sang Nhật Bản hơn 12 triệu trứng cút đóng lon, với giá cao hơn thị trường nội địa khoảng 20%.
Vừa qua, tại huyện Cái Bè và Cai Lậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng với Chi cục Thủy sản tổ chức 2 cuộc hội nghị triển khai Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT ngày 29-7-2014 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra cho đối tượng là các doanh nghiệp và hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh.
Sáng 11-9, Phòng Kinh tế TP. Mỹ Tho tổ chức cho 70 nông dân ở các tổ hợp tác thuộc xã Tân Mỹ Chánh, xã Mỹ Phong và các câu lạc bộ, tổ hợp tác trồng bưởi da xanh theo mô hình VietGAP đi thực tế các mô hình trồng và thu mua bưởi da xanh ở tỉnh Bến Tre.