Hơn 300 tàu cá được cấp giấy chứng nhận hoạt động trong hồ Dầu Tiếng
Các tàu cá được đăng ký đa phần là loại tàu vỏ Composite, một số ít là vỏ gỗ.
Đa số ngư dân hoạt động chủ yếu trên địa phận huyện Dương Minh Châu, với các bến khai thác như Phước Minh, Phước Ninh, Suối Đá và Thị trấn; nghề đăng ký là giăng lưới, câu, lưới bén, lưới thưa…
Một cán bộ Chi cục Thủy sản Tây Ninh cho biết, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tàu cá là để kiểm soát phương tiện khai thác theo quy định.
Chi cục Thủy sản cũng cho biết, tình hình sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản trong hồ Dầu Tiếng có chiều hướng phát sinh phức tạp.
Trong tháng 10.2015, Chi cục Thủy sản phối hợp với các đơn vị tiêu huỷ 500 mét dớn, bắt giữ 1 ghe lưới.
Related news
Nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) liên tiếp sụt giảm về sản lượng và diện tích thả nuôi. Tại cuộc hội thảo tổ chức vào ngày 1.11, lãnh đạo địa phương cho biết sẽ tập trung các điều kiện cần thiết để “cứu” nghề nuôi tôm nước lợ trong thời gian tới. Hiệu quả thấp
Mấy năm gần đây, tận dụng nước lũ đầu nguồn về sớm và chất lượng tốt, nhiều nông dân ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức nuôi tôm càng xanh trong đê bao lửng vào mùa nước nổi đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Đi đầu trong việc sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực theo công nghệ phi vi phẩu tại Việt Nam, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về con giống chất lượng cao cho các hộ nuôi, một trong các yếu tố đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho nghề nuôi tôm càng xanh tại ĐBSCL.
Thời gian gần đây, cá rô phi xuất hiện khá nhiều ở đầm Ô Loan (Tuy An - Phú Yên) đã tạo nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân.
Tỉnh Tiền Giang có 3 huyện bị ảnh hưởng bởi lũ, gồm: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, hiện nước lũ vùng đang rút, nhưng với cường suất thấp. Mực nước lũ năm nay đủ để tháo chua, rửa phèn, ít gây thiệt hại mùa màng, nhưng nguồn cá, tôm giảm đáng kể, khiến việc mưu sinh mùa nước nổi của cư dân vùng lũ cũng vất vả hơn.