Anh Lê Văn Phú Thành công với mô hình chăn nuôi kết hợp

Anh Phú cho ếch ăn
Chúng tôi ghé thăm chuồng nuôi rắn hổ hèo hơn 100 con của anh Phú mới thấy được sự mạnh dạn và quyết tâm làm giàu của anh. Được biết, trong một lần đi đám nhà một người bạn quê ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp thấy mô hình nuôi rắn hổ hèo có hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật chăm sóc, cách làm chuồng, thức ăn cho rắn...
Khá đơn giản và thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, từ đó, anh đầu tư 10 triệu đồng mua 50 con rắn con về nuôi (mỗi con có kích cỡ bằng đầu đũa ăn).
Sau 14 tháng chăm sóc, anh Phú chọn rắn đực và rắn cái không đạt tiêu chuẩn nuôi rắn giống sinh sản bán ra thị trường với giá từ 480.000 - 500.000 đồng/kg tùy theo kích cỡ rắn, được thương lái ở tỉnh Đồng Tháp đến tận nhà để thu mua. Anh bán lứa rắn đầu tiên được 46 con, thu lãi hơn 10 triệu đồng.
Anh Phú chia sẻ: "Chuồng nuôi rắn hổ hèo phải thoáng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, vì nếu để bẩn rất dễ sinh bệnh về da, tim mạch. Nếu làm chuồng lưới, cần tránh ánh nắng trực tiếp, chuồng xi măng, thì xây ở khu vực độ ẩm không quá cao, luôn tạo sự thoáng mát cho rắn và gắn bóng đèn tròn để sưởi ấm cho rắn vào mùa đông".
Anh Phú chọn những con rắn cái tốt làm rắn giống sinh sản, gầy đàn cho lần nuôi tiếp theo, để tiết kiệm chi phí. Hiện tại, hơn 100 con rắn đang nuôi đều do anh tự gầy giống, trọng lượng mỗi con trên 2kg. Với giá bán hiện nay khoảng 500.000 đồng/kg, anh sẽ thu lãi khoảng vài chục triệu đồng.
Tùy theo giai đoạn sinh trưởng mà nguồn thức ăn cho rắn cũng khác nhau. Nguồn thức ăn chủ yếu là nhái, ếch... Từ đó, anh Phú nuôi thêm ếch để tự chủ nguồn thức ăn cho rắn và có thể kiểm soát được chất lượng thức ăn cho rắn ở từng giai đoạn.
Anh vừa mới bán được hơn 2 tấn ếch thương phẩm, giá 34.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh lãi gần 30 triệu đồng. Hiện anh nuôi hơn 10 ngàn con ếch thịt, 1.500 con ếch sinh sản và trên 100 ngàn con nòng nọc.
Theo kinh nghiệm của anh Phú: "Đối tượng nuôi này không cần diện tích lớn, có thể tận dụng các ao bỏ hoang có nguồn nước tốt hay những mảnh đất trống để đặt vèo hoặc lót bạt sản xuất ếch giống hay nuôi ếch thịt. Thức ăn cho ếch rất đa dạng, có thể dùng cá biển, ốc bươu vàng xay nhuyễn hay thức ăn công nghiệp".
Ngoài ra, để tận dụng nguồn phụ phẩm trong nuôi ếch, anh nuôi 10kg cá trê con trong ao nuôi (ngoài vèo nuôi ếch). Bình quân 2 đợt nuôi ếch sẽ thu hoạch một đợt cá trê. Hiện nay, trong ao còn vài tấn cá trê thịt sắp thu hoạch, bán giá 25.000 đồng/kg.
Anh Phú cho biết: "Muốn nuôi ếch có lãi, người nuôi phải am hiểu đặc tính sinh trưởng cũng như kỹ thuật cơ bản của con ếch kết hợp với nuôi cá, vì ngoài tận dụng thức ăn thừa từ phân ếch, thì cá còn vệ sinh đáy vèo, hạn chế dịch bệnh xảy ra".
Thành công từ các mô hình chăn nuôi của anh Lê Văn Phú đã mở ra hướng đi mới trong việc xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế gia đình cho nhiều hộ dân ở xã Hậu Thành.
Có thể bạn quan tâm

Trên một cánh đồng, nông dân cấy cùng một loại giống lúa, cùng một thời điểm và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu giống, vật tư phân bón, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa sản xuất và công tác quản lý đồng ruộng nhằm tạo ra một chuỗi sản phẩm hợp lý, giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị trên 1ha đất canh tác – đó chính là mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đã và đang được triển khai thực hiện có hiệu quả tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng với quy mô 50 ha. Đây là cánh đồng mẫu đầu tiên trong tỉnh nhằm tạo ra một "cuộc cách mạng" trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là cuộc vận động đòi hỏi phải có sự nỗ lực tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Là thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, các cấp Hội Nông dân thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò trách nhiệm của hội trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.

Những ngày này, khách hàng tấp nập về xã Lương Phong (Hiệp Hoà- Bắc Giang) thu mua bưởi Diễn đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong cả nước. Những trái bưởi vàng tươi, thơm ngát giữa cái rét đậm cuối năm mang lại niềm vui cho người dân nơi đây.

Là đảng viên trẻ, gánh vác trọng trách tuyên truyền, vận động nông dân phát triển kinh tế, anh luôn đi đầu trong phong trào sản xuất, tìm hướng đi mới cho kinh tế của thôn, trong đó phát triển mạnh các loại cây rau màu chế biến xuất khẩu. Cùng đó, anh lãnh đạo nhân dân duy trì sản xuất lạc đông, trực tiếp tổ chức sản xuất, thu mua và bao tiêu sản phẩm.

Cần cù lao động, không ngừng tìm hiểu đưa vào thị trường những sản phẩm mộc dân dụng mới, Nguyễn Văn Toàn (ảnh), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) đồ gỗ mỹ nghệ Toàn Thịnh đã góp phần xây dựng vùng quê Trung Đồng, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) ngày càng trù phú. Anh vinh dự là một trong ba gương mặt trẻ tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2012 do Trung ương Đoàn trao tặng.