Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xóa đói, giảm nghèo nhờ nuôi ong mật

Xóa đói, giảm nghèo nhờ nuôi ong mật
Ngày đăng: 23/09/2015

Từ thực tế này, huyện đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn như: phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, hội nông dân… xây dựng các đề án phát triển đàn ong.

Với nỗ lực của bản thân và được tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn và trang bị kiến thức về nuôi ong, hộ gia đình anh Giàng A Vàng ở bản Dế Xu Phình A, xã Dế Xu Phình, đã mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi ong mật tại nhà.

Từ gần chục đàn ong giống, đến nay anh đã nhân giống được gần 100 đàn. Anh Vàng cho biết:

“Nuôi ong không vất vả lắm nhưng lại cho thu nhập cao. Năm vừa qua, gia đình tôi thu hơn 100 triệu đồng từ tiền bán mật ong và đàn ong giống. Gia đình tôi giờ không còn thiếu ăn, không còn nhận gạo cứu đói của Nhà nước mỗi khi giáp hạt như trước nữa”.

Khác với anh Vàng, anh Nguyễn Văn Toản ở xã Dế Xu Phình, sau khi tốt nghiệp đại học đã trở về địa phương để phát triển nghề nuôi ong. Nhờ tích cực chăm sóc, nhân đàn, đến nay sau ba năm anh đã có gần 1.000 đàn ong, trong đó có 600 đàn tập trung ở xã Dế Xu Phình và gần 400 đàn nuôi tại các xã khác.

Năm 2014, anh Toản được Phòng Nông nghiệp huyện Mù Cang Chải hỗ trợ thêm về kiến thức và kinh phí, nên anh đã nhân giống được hàng trăm đàn và bán ra thị trường. Nghề nuôi ong đã cho gia đình anh thu nhập ổn định khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.

Với những kinh nghiệm có được, anh không ngần ngại giúp đỡ kỹ thuật và ong giống cho các hộ khác tại địa phương để xóa đói, giảm nghèo.

Anh cho biết, mong muốn hiện nay là xây dựng thương hiệu mật ong Mù Cang Chải để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Để nghề nuôi ong của huyện phát triển theo hướng hàng hóa, các phòng chuyên môn của huyện Mù Cang Chải đang tiếp tục theo dõi và thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật phổ biến rộng rãi phương pháp nuôi ong mới đến các hộ, giúp bà con vùng cao xóa đói, giảm nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Phát Huy Sức Mạnh Từ Tổ Đội Nghề Cá Phát Huy Sức Mạnh Từ Tổ Đội Nghề Cá

Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 cách đảo Lý Sơn chỉ 119 hải lý - ngay trên đường ra khơi, đã gây nhiều cản trở cho ngư dân trong hành trình khai thác hải sản. Ngư dân Nghĩa An (TP. Quảng Ngãi) đã phát huy tổ đội đoàn kết, nghiệp đoàn nghề cá để tạo sức mạnh tổng hợp đánh bắt trên biển.

16/05/2014
Ngư Dân Gặp Khó Khăn Trong Vụ Cá Nam Ngư Dân Gặp Khó Khăn Trong Vụ Cá Nam

Từ đầu năm đến nay, ngư dân tỉnh Nghệ An đã tích cực ra khơi đánh bắt vụ cá nam. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, giá cả thấp... nên việc đánh bắt của ngư dân gặp nhiều khó khăn.

16/05/2014
Hiệu Quả Mô Hình Chuyển Đổi Diện Tích Chè Già Cỗi Sang Trồng Cây Keo Lấy Gỗ Hiệu Quả Mô Hình Chuyển Đổi Diện Tích Chè Già Cỗi Sang Trồng Cây Keo Lấy Gỗ

Thời gian qua, nông dân ở Hạ Hòa đã đầu tư canh tác và chăm sóc chè trên diện tích đồi núi thấp và trong vườn nhà. Tuy vậy, cây chè qua 10 đến 15 năm cho thu hái đã chuyển sang giai đoạn già cỗi, tỷ lệ cho búp thấp, hiệu quả kinh tế không cao so với diện tích chè mới cho thu hái.

16/05/2014
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trái Phép Ngư Dân Vi Phạm, Chính Quyền... “Bó Tay” Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trái Phép Ngư Dân Vi Phạm, Chính Quyền... “Bó Tay”

Chỉ thị số 16/2007/CT-UBND, ngày 27/3/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấm thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô.

16/05/2014
Dưa Bở Mất Mùa, Mất Giá Dưa Bở Mất Mùa, Mất Giá

Những ngày này, nông dân trồng dưa bở trên địa bàn huyện Gia Viễn (Ninh Bình) đang hối hả bước vào chính vụ thu hoạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết nên năng suất dưa giảm, giá cả cũng xuống thấp khiến bà con không khỏi lo lắng.

16/05/2014