Hoài Đức chạm đích NTM dấu ấn từ việc chuyển đổi cây trồng
Nhiều mô hình thu 400 triệu - 1,2 tỷ đồng/năm
Ông Đỗ Đức Trung cho biết, Hoài Đức có 19 xã và 1 thị trấn thì đến thời điểm này đã có 15/19 xã đạt đủ 19 tiêu chí, 4 xã còn lại là Tiền Yên, hiện chỉ còn 1 tiêu chí giáo dục;
Xã Sơn Đồng địa phương chấm đã đạt và mới gửi hồ sơ đề nghị công nhận lên UBND thành phố; 2 xã còn lại dự kiến sẽ xem xét công nhận đạt chuẩn vào cuối tháng 10.2015.
Đồng thời, huyện cũng đang hoàn tất hồ sơ trình UBND thành phố để trình T.Ư công nhận huyện NTM.
Nếu được T.Ư phê duyệt, cuối năm nay Hoài Đức sẽ trở thành huyện NTM.
Làng nghề đục tượng truyền thống Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) thu hút hàng ngàn lao động địa phương.
“Có được kết quả này là nhờ sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao của nhân dân trong việc thực hiện tốt Chương trình 02 của Thành ủy, trong đó Hoài Đức đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) với các sản phẩm có thế mạnh như: Nhãn chín muộn, phật thủ, bưởi Quế Dương, hoa lan, rau an toàn...” – ông Trung thông tin.
Ông Nguyễn Văn Hiến – Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức cho biết thêm, về phát triển NNCNC, huyện đã có chủ trương từ chục năm nay và được tiếp sức khi triển khai xây dựng NTM.
“Cụ thể, huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển NNCNC, như hỗ trợ vốn, giống, vật tư, nhà lưới, nhằm phát triển các cây trồng có thế mạnh và nằm trong quy hoạch, chứ không phát triển ồ ạt.
Hiện hầu hết các mô hình đều đạt giá trị từ 400 – 1,2 tỷ đồng/ha/năm” - ông Hiến nói.
Chú trọng đội ngũ kế cận
Trong 5 năm qua, huyện Hoài Đức đã đầu tư 48 tỷ đồng để xây dựng giao thông nông thôn, trong đó vật tư chiếm 22 tỷ đồng.
Theo đó đã làm được 481 tuyến đường thôn, đường ngõ xóm ở các xã.
Với 511 làng nghề, hầu như ở Hoài Đức nghề gì cũng có như: chế biến nông sản (Cát Quế, Đức Giang); dệt may, chế biến nông sản (La Phù); sản xuất hàng tiêu dùng (An Khánh); cơ khí (Đại Tự); điêu khắc (Sơn Đồng)… Làng nghề đã và đang tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và các vùng lân cận, đồng thời giúp huyện nhanh chóng đạt tiêu chí cơ cấu lao động, thu nhập.
Cùng với phát triển kinh tế, huyện Hoài Đức cũng đặc biệt chú ý đến công tác giáo dục và khuyến học để xây dựng đội ngũ kế cận có chất lượng, năng động và sáng tạo.
Theo đó ở một số địa phương đã hình thành nhiều mô hình khuyến học hay và hiệu quả.
Ví dụ như ở xã Minh Khai có 2 mẫu ruộng dự phòng, các gia đình có con thi đỗ vào cao đẳng, đại học được mượn 2 sào và vay không lãi 2 triệu đồng trong 5 năm không tính lãi, không phải trả sản phẩm.
Tại đây còn có phong trào vận động cán bộ, đảng viên tham gia chương trình “giấy vở tặng học sinh nghèo”…
Nhờ những cách làm năng động, sáng tạo đó, Hoài Đức đã sớm hoàn thành tiêu chí giáo dục.
Có thể bạn quan tâm
Phòng Kinh tế hạ tầng và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vừa phối hợp tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi heo rừng lai tại xã Xuân Quang 3 và thị trấn La Hai.
Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Phát biểu tại buổi làm việc với Đảng uỷ và UBND xã Gung Ré (huyện Di Linh - Lâm Đồng) mới đây, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đã cải tạo vườn cà phê (ghép chồi hoặc trồng tái canh) bằng các giống cà phê đầu dòng được 18.000 ha. Đây là một “tín hiệu” rất đáng mừng. Bảo Lâm là địa phương đi đầu, có phong trào cải tạo vườn cà phê khá nhất. Di Linh và các địa phương khác cần học kinh nghiệm của Bảo Lâm để từng bước nâng cao hiệu quả canh tác cà phê.
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài kéo theo nhu cầu tiêu thụ chanh làm nước giải khát gia tăng. Chính vì vậy, hiện giá chanh cũng tăng vọt theo sự biến động của thị trường và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày tới.
Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào.