Huế: Nuôi Kỳ Đà Thương Phẩm Theo Quy Mô Nông Hộ
Dự án hỗ trợ xây dựng 4 chuồng nuôi (4x3x2,5m), 4 chuồng đẻ (2x1x1,5m) và 20 con kỳ đà giống gồm 4 đực, 16 cái (tương đương 30kg giống).
Để dự án thực hiện đúng tiến độ, đơn vị chủ trì dự án đã đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, đối tượng thụ hưởng dự án và người dân vùng dự án nắm vững các quy trình kỹ thuật nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ/trang trại.
Chuồng nuôi kỳ đà được làm giống như chuồng nuôi cá sấu, có thể là chuồng lưới hay chuồng ximăng, xung quanh tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài.
Trong chuồng, có thể làm hang bê tông hoặc để sẵn một ống cống phi 0,1-0,2m, dài trên 2m, đảm bảo môi trường thích hợp cho kỳ đà ẩn trú, nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng.
Nền chuồng được tráng xi măng toàn bộ, sau đó đổ cát khoảng 20-25cm ở 1/3 chuồng phía ngoài vào.
Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột da, mỗi năm lột da một lần từ tháng 8 đến tháng 10. Kỳ đà trưởng thành sau 18 tháng tuổi và bắt đầu đẻ trứng, mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15-17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con.
Nếu tổ chức ấp trứng nhân tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tỷ lệ ấp nở có thể đạt từ 80-90%. Hiện nay, giá thành thịt kỳ đà khoảng 300.000-400.000 đồng/kg, mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn và ổn định cho người dân.
Nuôi kỳ đà quy mô nông hộ khá đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, tận dụng được công lao động nhàn rỗi trong gia đình. Mô hình này cần được nhân rộng ở Thừa Thiên Huế.
Có thể bạn quan tâm
Là xã miền núi với nhiều khó khăn, nhưng Sơn Kim 2 (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vẫn mạnh dạn đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) vào năm 2016. Cả hệ thống chính trị đến từng người dân đang nỗ lực hoàn thành kế hoạch đặt ra, trước mắt là đạt 15 tiêu chí vào cuối năm 2015.
Ngày 9/9, Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Củ Chi đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.
Liên kết vừa là phương phức vừa là mục tiêu hướng đến trong việc sản xuất gắn với thị trường, phục vụ cho Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh. Gần 3 năm qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành liên kết chăn nuôi Lợn với qui mô lớn với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty C.P) và Công ty Khoáng sản Thương Mại Hà Tĩnh đã mang lại nhiều tín hiệu lạc quan.
Mấy năm nay, tư thương biết đến ông, họ đã tìm lên tận Pha Cúng cất hàng. Ông chỉ việc ngồi nhà đếm tiền mỏi tay. “Giờ thì vợ chồng tôi nhàn rồi. Ngay từ đầu vụ đã chốt được giá nhãn. Thuê người hái rồi đếm tiền là xong” - ông Binh hào hứng khoe.
Cái bắt tay giữa nông dân và siêu thị Việt ngày càng chặt được kỳ vọng sẽ tạo nhiều đột phá cho nông sản Việt trên con đường khẳng định thương hiệu, chinh phục người tiêu dùng trong nước và từng bước vươn ra khu vực.