Hiệu Quả Mô Hình 1 Lúa – 2 Màu
Canh tác cây lúa liên tục trong nhiều năm liền đã làm cho đất đai ngày càng suy kiệt, đồng ruộng mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh có điều kiện bộc phát gây hại, năng suất lúa có khuynh hướng giảm… Điều này ảnh hưởng xấu đến thu nhập vốn đã thấp của người nông dân. Vì thế, xóa độc canh cây lúa là vấn đề bức thiết. Nó không chỉ vì khía cạnh kinh tế, môi trường mà còn vì xã hội. Để sản xuất bền vững, tỉnh Đảng bộ Vĩnh Long đã ban hành chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, tạo ra sự đa dạng hóa cây trồng, cải tạo đất trên đồng ruộng do sản xuất lúa độc canh, đồng thời góp phần thu nhập cho người dân trên cùng một đơn vị diện tích canh tác.
Một trong những nông dân điển hình thực hiện theo chủ trương đưa cây màu xuống ruộng đó chính là anh Nguyễn Văn Út, ngụ ấp Tân Lộc, xã Tân Lược, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Theo anh Út thông tin cho chúng tôi biết: “Mấy năm trước cứ đeo theo cây lúa nên lãi suất từ cánh đồng 6.500m2 rất ít ỏi. Đầu năm 2011, qua thông tin từ báo, đài, cũng như cán bộ nông nghiệp xã khuyến cáo đưa cây màu xuống ruộng, nhận thấy mô hình này cũng hiệu quả nên anh mạnh dạn chuyển 2 vụ lúa Hè Thu và Thu Đông thay bằng cây mè và cây khoai lang tím nhật, anh chỉ canh tác 1 vụ lúa Đông Xuân trong năm.
Với mô hình 1 lúa – 2 màu này, anh Út cho biết vụ lúa Đông Xuân và vụ mè Hè Thu ước tính lãi khoảng 6 triệu đồng/1.000m2. Riêng vụ khoai tím nhật do trồng trong lúc mưa nên chi phí tưới cũng như công chăm sóc nhẹ, đồng thời khoai được bán ngay lúc có giá cao 990.000 đồng/tạ, nên lợi nhuận từ cây khoai này khoảng 39 triệu đồng/1.000m2.
Như vậy, trong năm 2011, trừ tất cả chi phí gia đình anh Út thu nhập từ mô hình này được lãi 295 triệu đồng/năm. Với giá khoai cao ngất ngưỡng hiện nay, mặc dù canh tác cây mè có nhẹ công chăm sóc nhưng lãi không cao nên anh Út cho biết thêm năm 2012 anh sẽ chuyển vụ mè sang vụ khoai nhằm tăng thu nhập cho gia đình mình.
Nhờ biết tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, biết nổ lực làm ăn và chịu khó tìm tòi học hỏi nên anh Út đã khấm khá lên. Điều tâm đắc nhất là tuổi đời của anh còn rất trẻ chỉ ở tuổi 32 nhưng kinh nghiệm canh tác đồng ruộng của anh rất dầy. Ai muốn trao đổi, học tập kinh nghiệm anh đều sẵn sàng chia sẻ với mọi người. Và gia đình anh được công nhận là gia đình văn hóa nhiều năm liền.
Tuy trồng màu tốn nhiều công sức hơn trồng lúa nhưng thu nhập từ cây màu chênh lệch rất lớn so với cây lúa. Đây là một mô hình kinh tế nên lãnh đạo địa phương đang khuyến cáo và vận động bà con nông dân thực hiện theo mô hình này.
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP nhưng việc tiêu thụ lại không dễ ngay cả khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm này.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương đã phối hợp với các thương vụ Đại sứ quán Việt Nam triển khai hàng loạt giải pháp: Cập nhật thông tin về nhu cầu, chính sách nhập khẩu các nước trong khu vực; giới thiệu tiềm năng xuất khẩu thủy - hải sản của Việt Nam...
Trong quá trình thực hiện mô hình, ông Đồng được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn hướng dẫn từ khâu xây dựng chuồng trại, hướng dẫn chăn nuôi, đến việc làm vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. “Qua theo dõi, đàn gà thích nghi tốt, tỷ lệ hao hụt thấp (dưới 10%), tăng trọng nhanh.
Dù vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu cá tra của VN nhưng giá trị mặt hàng này xuất vào Liên minh châu Âu (EU) ngày càng giảm.
Mạnh dạn thử nghiệm cây trồng mới, ông Nguyễn Văn Đức ở ấp 4, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương)trồng xen canh cây dó bầu lấy trầm hương với cây điều, cao su. Sau gần 10 năm chăm sóc, vườn cây hơn 4 ha của ông chuẩn bị cho thu hoạch, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.