Nông Dân Trúng Đậm Tôm Càng Xanh
Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết nhiều nông dân nuôi tôm càng xanh ở các huyện Tam Nông, Lấp Vò… thắng lớn. Với gần 1.500ha tôm càng xanh được thả nuôi trên ruộng lúa, năng suất đạt từ 1,2 - 1,5 tấn/ha, những nơi trúng đạt 1,8 tấn/ha. Giá tôm loại 1 được thương lái mua 270.000 đồng/kg; loại 2 từ 240.000 - 245.000 đồng/kg… bình quân người nuôi lời từ 60 - 100 triệu đồng/ha, cao nhất trong nhiều năm qua.
Tại An Giang, nhờ giá tôm càng xanh năm nay tăng cao so với năm 2010 từ 70.000 - 90.000 đồng/kg, nên hầu hết các hộ nuôi trúng đậm. Hơn 350ha đất ở huyện Thoại Sơn đang áp dụng mô hình “1 tôm + 1 vụ lúa đông xuân” đem lại thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/năm.
Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp khẳng định: Nuôi tôm càng xanh mùa lũ trên ruộng lúa cho hiệu quả kinh tế cao. Tới đây tỉnh sẽ quy hoạch, đầu tư mạnh hơn cho mô hình “1 tôm + 1 lúa”, nhằm giảm áp lực trồng lúa vụ 3 mùa lũ. Dự kiến, trong năm 2012, Đồng Tháp sẽ mở rộng diện tích tôm càng xanh lên 2.200ha, sản lượng đạt khoảng 3.500 tấn.
Theo ngành thủy sản các tỉnh ĐBSCL, năm 2011 toàn vùng trúng mùa thủy sản nuôi với tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 2,192 triệu tấn, tăng 252.000 tấn so năm 2010, trong đó có trên 300.000 tấn tôm sú, tôm thẻ chân trắng và 1,2 triệu tấn cá tra.
Năm 2011, các tỉnh đã đưa 762.000ha mặt nước vào nuôi thủy sản, tăng 9.000ha so năm 2010, trong đó có 582.164ha nuôi tôm sú, trên 5.400ha nuôi cá tra.
Có thể bạn quan tâm
Gần 1 tháng qua, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn An Giang và các tỉnh lân cận đã ngưng mua cá nguyên liệu của nông dân, làm người nuôi điêu đứng. Đại diện một doanh nghiệp cho biết, do thị trường thế giới hạn chế nhập hàng; giá xuất khẩu chỉ tăng 30 cent, nhưng giá nguyên liệu lại tăng 2.500 đồng/kg, nên doanh nghiệp hạn chế sản xuất.
Nhưng do người dân chạy theo thị trường, không theo quy hoạch dẫn tới cung vượt cầu và hệ quả là điệp khúc trồng - chặt - trồng liên tục diễn ra, người nông dân rơi vào vòng luẩn quẩn. Hiện nhiều người dân đã quay lưng với cây cao su, loại cây một thời làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh.
Nhiều nông dân ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã mạnh dạn phá bỏ thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng xen canh rau màu mang lại hiệu quả cao.
Phần lớn diện tích lúa hè thu ở Huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đang ở giai đoạn từ 40-45 ngày tuổi. Đây là giai đoạn lúa đang chuẩn bị làm đòng. Bón phân đón đòng cho lúa ở giai đoạn này có tác động rất lớn đến năng lúa của cả vụ.
Những lý do làm cho nông dân nghèo, giá nông sản thấp và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp yếu có thể kể: không có ai giúp nông dân đi bán hàng, không có nhiều công ty nông nghiệp kinh doanh chuyên nghiệp và không có ai bày cho nông dân biết chuyện làm ăn…