Hồ Tiêu Thắng Lớn

Xuất khẩu hồ tiêu 4 tháng đầu năm 2014 đã tăng hơn 40% về sản lượng, trong khi giá trị tăng tới 46,3% so với cùng kỳ.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), 4 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu tiêu đạt 75.514 tấn, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch đạt 519 triệu USD, tăng 46,3%. Giá tiêu đen đạt 6.596 USD/tấn, giá tiêu trắng ở mức 9.606 USD/tấn, tăng 7,94%. Đây là mức giá kỷ lục cao nhất từ trước đến nay của ngành hàng hồ tiêu.
Cũng theo thống kê của Bộ NNPTNT, Hoa Kỳ, Singapore và Ấn Độ vẫn là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 38% thị phần.
Dự báo, cả năm 2014, sản lượng tiêu cả nước khoảng 125.000-130.000 tấn, tạm nhập tái xuất 20.000 tấn, tổng sản lượng xuất khẩu 150.000 tấn và kim ngạch sẽ cán mốc 1 tỷ USD. Nếu đúng như dự báo này thì đây sẽ là năm kỷ lục của ngành hồ tiêu.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA, cho biết các yếu tố giúp ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian qua là khả năng bình ổn giá của người nông dân và phát triển diện tích hồ tiêu theo quy hoạch, hướng đến sản phẩm sạch. Diện tích hồ tiêu hiện đã đạt xấp xỉ 60.000 ha, cùng với đó, cả nước hiện có 13 nhà máy chế biến tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Tổng công suất của các nhà máy này đạt trên 60.000 tấn/năm, chủng loại bao bì đóng gói đa dạng giúp các sản phẩm tiêu của Việt Nam thỏa mãn nhu cầu của các thị trường đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, Nhật Bản và châu u.
Việt Nam đang giữ vững vị trí số 1 về xuất khẩu hồ tiêu khi chiếm tới gần 50% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tích cực phối hợp với các ngành chuyên môn thực hiện nhiều mô hình, dự án, áp dụng khoa học kỹ thuật để đưa nông sản, trong đó có cây quýt thành sản phẩm hàng hóa.

Sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn GAP là hết sức cần thiết cho nông nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho các sản phẩm này gia nhập vào thị trường rộng lớn của thế giới.

Cá hồi hay còn gọi là cá Hồi Vân có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương, khu vực Bắc Mỹ, được thuần hóa và đưa vào nuôi ở các nước châu Âu từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Artemia là loại thức ăn tự nhiên rất cần thiết trong sản xuất giống tôm, cá. Hiên nay nhu cầu trứng bào xác Artemia để cung cấp cho các trại tôm cá trong cả nước khoảng 10 tấn/năm nhưng sản lượng Artemia trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu trong nước.

Thay vì đàn gà sẽ được lùa vào chuồng nuôi để ngủ sau một ngày thả rông trên đồi núi, thì cuối ngày gà lần lượt nhảy lên các cành cây thấp trong vườn nhà và ngủ đến sáng. Với phương pháp chăn nuôi kiểu mới này, đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân vùng cao xã Nghĩa Đô (Bảo Yên - Lào Cai), bởi chất lượng thịt ngon, thu hút nhiều khách hàng đến mua với giá từ 120.000 -150.000 đồng/kg.