Vĩnh Hòa (Bến Tre) Phát Triển Phong Trào Nuôi Dê
Vĩnh Hòa (Ba Tri - Bến Tre) là xã thuần nông. Để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình, trong những năm trước đây, nông dân ở Vĩnh Hòa đã đầu tư nuôi bò. Do giá bò không ổn định, năm 2008, người dân đã chuyển sang nuôi dê.
Lúc đầu, do chưa có con giống, người dân phải đến các địa phương khác mua dê về nuôi vỗ béo, do ít đầu tư, thức ăn chủ yếu là tận dụng cây cỏ thiên nhiên, ít xảy ra dịch bệnh. Khi mua về, dê có trọng lượng bình quân 15kg/con. Sau 3 tháng rưỡi nuôi, mỗi con dê cân nặng 35kg, đạt trọng lượng xuất chuồng. Bình quân mỗi năm, nông dân nuôi được 2 đợt dê.
Có lợi nhuận, nông dân nuôi theo hình thức khép kín là đầu tư nuôi dê sinh sản để đẻ dê con nuôi lớn rồi bán, vừa giảm chi phí, vừa đảm bảo chất lượng dê. Dê con được nuôi gần 1 năm thì đạt trọng lượng xuất chuồng. Hiện tại, giá dê hơi là 110.000 đồng/kg, tăng 25.000 đồng/kg so với 3 năm trước.
Điều đáng nói là những hộ nuôi dê ở Vĩnh Hòa đã thành lập tổ liên kết chăn nuôi để mua giống dê có chất lượng cao, trao đổi kỹ thuật nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm để tránh bị thương lái ép giá. Nhờ chuyển đổi cơ cấu vật nuôi đúng hướng, phù hợp với điều kiện ở địa phương, giá tăng cao, ổn định, nên hầu hết người nuôi dê ở Vĩnh Hòa đều khấm khá hơn.
Anh Trương Văn Dòm, một trong những người nuôi dê sớm nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao và cũng là người vừa vinh dự được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh năm 2013, cho biết: “Ngoài thức ăn chính là cây, cỏ, tôi còn dùng tấm, cám và thức ăn công nghiệp bổ sung để dê tăng nhanh trọng lượng, rút ngắn thời gian nuôi, hạn chế chi phí. Hiện nay, đàn dê của tôi có 30 con, trong đó có 10 con sinh sản.
Cứ dê con đẻ ra nuôi lớn lên đạt trọng lượng thì xuất chuồng. Bình quân mỗi năm sau khi xuất chuồng, trừ chi phí, tôi còn lãi trên 80 triệu đồng”.
Ngoài phát triển kinh tế gia đình, những hộ nuôi dê ở Vĩnh Hòa còn cho các hộ nghèo mượn con giống nuôi để tạo thu nhập, cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đó, năm 2012, nông dân còn được Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo tỉnh Bến Tre hỗ trợ vốn để nuôi dê quay vòng cho 5 hộ, với số tiền trên 20 triệu đồng. Nhờ vậy, từ vài hộ nuôi ban đầu, đến nay, Vĩnh Hòa có gần 100 hộ nuôi dê.
Trong đó, có hơn 60 hộ nuôi qui mô từ 20 con trở lên. Bình quân mỗi năm, các hộ này có lãi trên 50 triệu đồng. Từ phong trào này, trong số 20 hộ nghèo nuôi dê của xã có 15 hộ vươn lên thoát nghèo, đặc biệt có 5 hộ khá giàu. Không dừng lại ở đó, hiện nay, Vĩnh Hòa đang tiến hành thành lập tổ hợp tác nuôi dê theo tiêu chí của xã nông thôn mới.
“Sắp tới, xã sẽ vận động nông dân, đặc biệt là hộ nghèo đầu tư nuôi dê để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, xã còn phối hợp với ngành chức năng tiến hành thành lập tổ hợp tác nuôi dê để nông dân có điều kiện phát triển mạnh phong trào này, góp phần hoàn thành tiêu chí xã nông thôn mới” - Ông Trần Ngọc Được - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hòa.
Có thể bạn quan tâm
Xuất khẩu thủy sản được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu của tỉnh Bạc Liêu. Vậy mà, bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Cứ đến mùa vụ, doanh nghiệp trong tỉnh lại kêu thiếu tôm chế biến xuất khẩu, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất lại được tuồn ra ngoài tỉnh để bán!?
Ngoài yếu tố ngư trường nói trên, không thể không kể tới tác động từ việc phát triển tàu công suất lớn và mua sắm trang thiết bị hiện đại của ngư dân, trong đó đặc biệt là việc ứng dụng máy dò ngang trong khai thác đánh bắt.
Mức độ thiệt hại trên tôm nuôi giai đoạn đầu thả giống ở Sóc Trăng đã lên hơn 1.400 ha. Sau gần 2 tháng thời tiết lạnh bất thường, hiện tượng bệnh đốm trắng bùng phát mạnh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, nhiều nhất là thị xã Vĩnh Châu. Xuất phát từ nguyên nhân này mà tiến độ thả nuôi chậm lại để xử lý ao nuôi, thả thăm dò để theo dõi diễn biến thời tiết.
Tuy nhiên diện tích tôm - rừng ở Cà Mau hiện chưa đáp ứng được hai tiêu chí quan trọng của tiêu chuẩn tôm sinh thái là tỷ lệ diện tích rừng/tôm phải đạt 6/4 và vệ sinh môi trường, nên đã qua diện tích này chưa được chứng nhận nhiều.
Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, nhận định: “Biến đổi khí hậu đang ngày một tác động mạnh mẽ đến sản xuất thuỷ sản. Đây là một trong những loại hình nuôi rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, nhất là con tôm.