Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đua Nhau Nuôi Bò

Đua Nhau Nuôi Bò
Ngày đăng: 24/03/2014

Tại An Giang, nhiều nông dân đã mạnh dạn bỏ cây lúa, tập trung trồng cỏ, trồng bắp kết hợp nuôi bò vỗ béo cho thu nhập cao.

Trong khi nhiều địa phương ở ĐBSCL loay hoay với bài toán trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp thì tại An Giang, nhiều nông dân đã mạnh dạn bỏ cây lúa, tập trung trồng cỏ, trồng bắp kết hợp nuôi bò vỗ béo cho thu nhập cao.

Ghé thăm trang trại nuôi bò của anh Chau Vít Tha, 41 tuổi, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn trong lúc anh đang tất bật lo cho 10 con bò ăn cỏ tươi. Vừa ôm bó cỏ cho bò ăn anh vừa nói: “Trong xã này bây giờ ai ai cũng rủ nhau nuôi bò, nuôi tốt vài tháng là có thể bán lại kiếm vài triệu đồng như chơi, khoẻ hơn lúa nhiều lắm!”.

Theo anh Chau Vít Tha, lúc trước lập gia đình cha mẹ cho có 2 công đất trồng lúa nhưng năm nào lúa cũng mất giá, sống không đủ nên quyết định bán đất để mua bò. “Ban đầu nuôi có 2 con bò đẻ rồi gây đàn, đến nay đã có hàng chục con. Có lúc tôi mua bò nơi khác về nuôi vỗ béo chưa đầy một tháng là bán kiếm được tiền lời cả triệu đồng. Nghề này khoẻ lắm!”, anh Tha vui vẻ.

Nhiều người dân địa phương cho biết, nhờ chăm chỉ nuôi nên cơ sở nuôi bò của anh Tha bây giờ không chỉ cung cấp bò thịt cho khu vực mà còn bán bò giống cho các hộ trong huyện. Bình quân mỗi năm anh bán khoảng 200 con, vừa là thương lái vừa nuôi bò nên thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Anh Nguyễn Thanh Hải, 49 tuổi, ngụ ấp Tô Trung, xã Núi Tô, Tri Tôn cũng vui vẻ cho biết, gia đình vốn nghèo, chỉ được ba mẹ cho 6 công đất rẫy, cuộc sống quanh năm thiếu trước hụt sau nên anh đã vay tiền để mua 2 con bò cái; nuôi 2 năm thì bán được 4 con bê và bây giờ trong chuồng của anh lúc nào cũng có 2 con bò đẻ và 2 con bê.

“Gia đình đâu có đất trồng cỏ như người ta nên thức ăn cho bò chủ yếu cho bò là rơm hoặc đi xin cây bắp vừa thu hoạch. Có khi còn cho bò ăn dây khoai lang. “Nghề nuôi bò khoẻ hơn so với chăn nuôi heo, chi phí không cao, khoẻ chăm sóc và không lo dịch bệnh mà giá thành không sợ bị hạ thấp nữa”, anh Hải nói.

Chị Néang Sambo, Chủ tịch UBND xã Núi Tô cho biết, không riêng địa phương mà các xã, thị trấn khác của huyện Tri Tôn cũng ồ ạt trồng cỏ hoặc bắp để nuôi bò. Con bò vốn gắn với bà con Khmer từ lâu đời, giờ nuôi hiệu quả cao nên ai cũng thích, nhà nào ít cũng 3 con nên việc trồng cỏ nuôi bò là không lạ.

Song song với việc trồng cỏ nuôi bò của nhiều nông dân thì ở An Giang, mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò (gọi là 2B) liên kết giữa Cty CP Rau quả thực phẩm An Giang và bà con ở Chợ Mới, Châu Phú, Tịnh Biên và Tri Tôn thực hiện khá hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Còn Lãng Phí Nguồn Phụ Phẩm Nông Nghiệp Để Trồng Nấm Còn Lãng Phí Nguồn Phụ Phẩm Nông Nghiệp Để Trồng Nấm

Tuy nhiên, thời gian qua chỉ một lượng rất nhỏ phụ phẩm này được dùng để trồng nấm, với sản lượng nấm cả nước chỉ đạt 250.000 tấn/năm, không đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, có thể thấy chúng ta đã bỏ qua cơ hội rất lớn để biến phụ phẩm nông nghiệp thành tiền.

12/06/2014
Hướng Hóa (Quảng Trị) Cấp Miễn Phí Cây Giống Cà Phê Cho Nông Dân Hướng Hóa (Quảng Trị) Cấp Miễn Phí Cây Giống Cà Phê Cho Nông Dân

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong vụ mùa năm 2013, song phần lớn nông dân trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn chọn loại cây này làm cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.

21/05/2014
Gần 800 Ha Mía Bị Bệnh, Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng Gần 800 Ha Mía Bị Bệnh, Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng

Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.

12/06/2014
Giải Pháp Sử Dụng Đất Phèn Hiệu Quả Giải Pháp Sử Dụng Đất Phèn Hiệu Quả

Hiện nay, xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả những vùng đất phèn rộng lớn của vùng là vấn đề được các nhà khoa học và nông dân quan tâm.

21/05/2014
Vấn Đề An Toàn Vùng Nuôi Trước Dịch Bệnh Bùng Phát Vấn Đề An Toàn Vùng Nuôi Trước Dịch Bệnh Bùng Phát

Đảm bảo an toàn vùng nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh bùng phát, người nuôi tôm không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm.

13/06/2014