Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại Bình Dương Cần Nhân Rộng Để Nông Dân Được Lợi!

Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại Bình Dương Cần Nhân Rộng Để Nông Dân Được Lợi!
Ngày đăng: 24/03/2014

Dù còn nhiều bất cập và ít thu hút đối với nông dân nhưng bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) cần tiếp tục được điều chỉnh, nhân rộng trong thời gian tới.

Nông dân chưa mặn mà

Ngay sau khi có Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm BHNN, Bình Dương đã nhanh chóng thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc và hàng loạt động thái có liên quan để tiến hành ngay. Trong thời gian này, Công ty Bảo hiểm (BH) Bảo Minh cũng nhanh chóng xác định mục tiêu, tuyên truyền sâu rộng để vận động bà con nông dân tham gia BHNN. Ngoài ra, suốt 3 năm qua, công ty cũng tổ chức 53 điểm đại lý BHNN trên địa bàn tỉnh để đem loại hình BH mới mẻ này đến tận tay nông dân có nhu cầu.

Tuy nhiên, cho đến nay Công ty BH Bảo Minh chỉ mới ký hợp đồng với vỏn vẹn 75 hộ chăn nuôi, số vật nuôi tham gia mới chỉ khiêm tốn dừng lại ở mức 1.850 con heo, 1 con bò sữa với tổng số tiền hơn 12 tỷ đồng, tổng phí BH mà Nhà nước hỗ trợ và do chính nông dân bỏ ra để mua BH chỉ mới 359 triệu đồng. Đây là một con số thấp đến bất ngờ so với tổng đàn gia súc lên đến hàng triệu con của Bình Dương.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc triển khai thí điểm BHNN ở Bình Dương chưa đạt được kết quả như mong đợi. Đầu tiên phải thừa nhận, do lần đầu thực hiện thí điểm nên các văn bản chỉ đạo trước sau thiếu nhất quán, liên tục điều chỉnh. Chính điều này dẫn đến sự bị động, lúng túng của Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Ngoài ra, phí BHNN vẫn còn rất cao so với bà con nông dân.

Với điều kiện giá heo hơi, gà thịt bán tại chuồng từ đầu năm đến nay thường xuyên thấp hơn giá thành 5.000 - 6.000 đồng/kg, hầu hết người chăn nuôi không có điều kiện để tham gia.

Một bất cập nữa là thời gian bị thiệt hại trước khi công bố dịch bệnh chưa được xem xét bồi thường, tỷ lệ bị dịch bệnh phải trên 10% tổng đàn quy mô toàn xã và trang trại mới được bồi thường, loại bệnh được BH còn hạn chế, điều kiện tham gia BH khắt khe, chưa hấp dẫn nông dân. Chẳng hạn, người chăn nuôi chỉ có thể mua BH cho bò với 2 bệnh: lở mồm long móng và nhiệt thán.

Tuy nhiên, bệnh nhiệt thán lại không có trong lịch sử dịch tễ của Bình Dương, trong khi người chăn nuôi ở địa phương thực hiện tiêm phòng rất tốt cho đàn bò của mình. Bởi thế, dịch lở mồm long móng ít khi xảy ra nên số phí BH lên đến 2 triệu đồng/con bò/năm là bất khả thi.

Cần nhân rộng hơn nữa

Dù số người chăn nuôi tham gia BHNN còn ít nhưng phải thừa nhận rằng đây là một trong những loại hình tốt, cần thiết đối với ngành nông nghiệp. Ở các nước phát triển như Mỹ, Úc… việc triển khai tốt loại hình BH này giúp cho nông dân gắn bó với nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao và ổn định an sinh xã hội. Đối với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam, BHNN lại càng trở nên quan trọng.

Qua thực tế triển khai, BHNN đã bước đầu phát huy được hiệu quả tại một số hộ tham gia. Tính đến nay, sau 3 năm triển khai đã có một số hộ dân ở các huyện Dầu Tiếng, Tân Uyên, Bến Cát có đàn heo bị nhiễm bệnh nằm trong danh mục đền bù tiền BHNN.

Từ đó, Công ty BH Bảo Minh đã nhanh chóng lập danh mục đền bù thiệt hại. Đến nay, tổng số tiền mà nông dân mua BHNN có sự cố xảy ra đối với vật nuôi và được thụ hưởng tiền bồi thường tổn thất là 277,3 triệu đồng. Số tiền này phần nào giúp bà con giữ vững nguồn vốn, tái đàn nhanh chóng khi có sự cố.

Tuy nhiên, để BHNN ngày càng đi sâu vào đời sống, sản xuất của bà con nông dân, theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn. Ngoài ra, phí BH cần phải được giảm thấp hơn nữa để người chăn nuôi nhận thấy lợi ích lâu dài của việc mua BH. Bởi BHNN dù lợi đến mấy mà nông dân không thấy phù hợp với điều kiện của mình thì họ sẽ không tham gia.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam đánh giá: “Dù chỉ mới thí điểm nhưng BHNN cho thấy rõ vai trò quan trọng đối với người nông dân. Chính vì thế, BHNN sẽ góp phần ổn định đời sống, giúp người chăn nuôi, trồng trọt an tâm sản xuất. Do đó, trong thời gian tới cần tăng cường tuyên truyền, khuyến khích nông dân tự nguyện tham gia để bảo vệ quyền lợi của họ khi có sự cố xảy ra”.


Có thể bạn quan tâm

Cá Ruộng Vào Mùa Cá Ruộng Vào Mùa

Vào đầu tháng 7 (âm lịch) hằng năm, nhiều nông dân lâu nay quen sản xuất 2 lúa kết hợp 1 vụ cá hoặc những nơi vùng đất trũng không thể sạ lúa vụ 3 (Thu đông) lại bắt đầu thả nuôi cá trên ruộng lúa, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi.

22/08/2014
Cách Phòng Chống Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Biển Cách Phòng Chống Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Biển

Theo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre, từ tháng 6-2014 đến nay, ở hầu hết các điểm thu mẫu giáp xác ngoài kênh rạch tự nhiên trên địa bàn Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đều phát hiện nhiễm mầm bệnh đốm trắng với tần suất ngày càng cao, đặc biệt là bệnh đốm trắng (WSSV).

03/09/2014
Cẩn Trọng Với Táo Trung Quốc Cẩn Trọng Với Táo Trung Quốc

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố, 7 tháng đầu năm, lượng táo nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm trên 58% so với hàng nhập khẩu từ nước khác. Thông tin này làm người tiêu dùng không khỏi băn khoăn bởi lượng táo TQ nhập nhiều như vậy đã đi đâu?

22/08/2014
Nỗi Lo Từ Nghề Lưới Lừ Nỗi Lo Từ Nghề Lưới Lừ

Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.

03/09/2014
Một Con Bò Sữa Hơn Cả Hecta Lúa Một Con Bò Sữa Hơn Cả Hecta Lúa

Huyện Lâm Hà nằm kế cận trung tâm chăn nuôi bò sữa của tỉnh là Đơn Dương. Ấy nhưng, suốt vài chục năm qua, khi nông dân ở “trung tâm bò sữa” - Đơn Dương ăn nên làm ra trông thấy từ con vật nuôi này, thì Lâm Hà xem ra vẫn... bình chân như vại trước một cơ hội làm giàu từ con bò sữa.

22/08/2014