Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hộ nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm

Hộ nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm
Ngày đăng: 16/10/2015

 Vậy việc khoán và bảo vệ rừng được hỗ trợ như thế nào và những đối tượng nào được thụ hưởng chính sách này?

Trả lời:

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.

Trong đó đối tượng áp dụng là:

- Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng:

Bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng...

 Theo nghị định, đối tượng rừng khoán bảo vệ được hỗ trợ gồm: Diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên Nhà nước giao cho các công ty lâm nghiệp quản lý; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do UBND cấp xã quản lý.

 Hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn nêu trên được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm, hưởng lợi từ rừng và thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước với hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ  tối đa là 30ha 1 hộ gia đình.

 Hộ gia đình thuộc đối tượng 1 nêu trên thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng được giao có trồng bổ sung với rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên được hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;

Hỗ trợ trồng rừng bổ sung, mức hỗ trợ theo thiết kế - dự toán, tối đa không quá 1.600.000 đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Cá Mú Nghệ Khó Bán Cá Mú Nghệ Khó Bán

Hiện cá mú nghệ thương phẩm tại Khánh Hòa được thương lái thu mua ở mức 140-150 ngàn đ/kg, giảm 100 ngàn đ/kg so với những năm trước. Mặc dù giá thấp nhưng vẫn khó tiêu thụ.

21/08/2014
Trồng Chuối Tây Giảm Nghèo, Làm Giàu Trồng Chuối Tây Giảm Nghèo, Làm Giàu

Những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) có phong trào trồng chuối tây tại các thửa đất đồi bạc màu cho thu nhập cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

30/08/2014
Sản Xuất, Chế Biến Gỗ Xuất Khẩu Ở Quảng Ngãi Khởi Sắc Trở Lại Sản Xuất, Chế Biến Gỗ Xuất Khẩu Ở Quảng Ngãi Khởi Sắc Trở Lại

Từ đầu năm 2014 đến nay, sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều khởi sắc trở lại, đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài với các doanh nghiệp ở Quảng Ngãi ngày càng nhiều hơn, giúp cho ngành gỗ ở Quảng Ngãi phục hồi sản xuất.

21/08/2014
Quýt Đường Bình Phước Lên Ngôi Quýt Đường Bình Phước Lên Ngôi

Theo tìm hiểu của chúng tôi, 1 ha quýt đường hiện cho thu nhập gấp nhiều lần so trồng điều hoặc cao su. Tuy nhiên, trồng quýt đường đòi hỏi có sự am hiểu về loại cây này. Trồng 1 ha, tiền đầu tư giống, phân bón, công chăm sóc khoảng 30-40 triệu đồng.

30/08/2014
Tàu Composite Có Thể Thay Tàu Gỗ? Tàu Composite Có Thể Thay Tàu Gỗ?

Vừa qua, tàu vỏ composite câu cá ngừ đại dương của Công ty Yanmar (Nhật Bản) đặt hàng thử nghiệm cho ngư dân Việt Nam đã chính thức hạ thủy. Liệu đã đến lúc, tàu vỏ composite khẳng định vị thế.

21/08/2014